Cư Sĩ Phật Giáo

Buddhists for a better world

Archive for the category “Phật Giáo”

Bài Giảng Các Kinh trong Trung A Hàm (MP3)

Bài Giảng Các Kinh trong Trung A Hàm (MP3)

tại Chùa Già Lam (Quảng Hương Già Lam)

đường Lê Quang Định, P11, Q. Bình Thạnh

(2013 – 2014)

 

Giảng Sư: Hòa Thượng Thích Nguyên Giác

( GS thỉnh giảng tại Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh)

 

KINH TRUNG A-HÀM (I)

Hán dịch: Phật Đà Da Xá và Trúc Phật Niệm
Việt dịch và hiệu chú: Thích Tuệ Sỹ
Sài gòn 2002

 Ảnh

PHẨM THỨ 1: PHẨM BẢY PHÁP

MỤC LỤC PHẨM THỨ 01

 

(1) 11-11-13 Kinh Thiện Pháp – Trung A Hàm – MP3

http://www.mediafire.com/listen/zc7chmt2hja6p2l/11-11-13_kinh_thien_phap_(1_)Trung_A_Ham.MP3

 

(2) 11-11-20 Kinh Trú Đạc Thọ – Trung A Hàm – MP3(_2_)

http://www.mediafire.com/listen/z221lntppv695j8/11-11-20_kinh_tru_do_tho_(_2_)_Trung_A_Ham.MP3

 

(3) 11-11-27 Kinh Thành Dụ – Trung A Hàm – MP3(3)

http://www.mediafire.com/listen/51rf5u09h22028f/11-11-27_kinh_thanh_du_(3)_Trung_A_Ham.MP3

 

(4) 11-12-04 Kinh Thủy Dụ (4_)_trung_a_ham.MP3

http://www.mediafire.com/listen/zdfu82de68uauzp/11-12-04_kinh_thuy_du_(4_)_trung_a_ham.MP3

 

(5) 11-12-11 Kinh Một Tích Dụ (_5)_trung_A_Ham.MP3

http://www.mediafire.com/listen/uiq4bdh8r8ykxot/11-12-11_kinh_moc_tich_du_(_5)_trung_A_Ham.MP3

 

(6) 11-12-17 Kinh Thiện Nhân Vãng – Trung A Hàm.MP3

http://www.mediafire.com/listen/4sra7crpsy916g5/11-12-17_kinh_thien_nhan_vang_(6_)_trung_ham.MP3

(6) 11-12-1817 Kinh Thiện Nhân Vãng (tt) (6) – Trung A Hàm.MP3

http://www.mediafire.com/listen/9s6zln2vs4bpcu5/11-12-18_kinh_thien_nhan_(6_)_tt.MP3

 

(7) 11-12-31(7). KINH THẾ GIAN PHƯỚC
(8). KINH THẤT NHẬT(8)– Trung A Hàm.MP3

http://www.mediafire.com/listen/o0a7b4cc6znxtp8/11-12-31_the_gian_phuoc_kinh(7)_+kinh_that_nhat_(8).MP3

 

(9) 12-02-18 KINH THẤT XA(9)– Trung A Hàm.MP3

http://www.mediafire.com/listen/ux14slc9925imok/12-02-18_Kinh_that_xa_(9)_TAH.MP3

 

(10) KINH LẬU TẬN (10)– Trung A Hàm.MP3

http://www.mediafire.com/listen/z9ff482ea959r2o/12-02-19_Kinh_lau_tan_(10_)TAH.MP3

 

PHẨM THỨ 2: PHẨM NGHIỆP TƯƠNG ƯNG

MỤC LỤC PHẨM THỨ 02

11. KINH DIÊM DỤ(11)– Trung A Hàm.MP3

http://www.mediafire.com/listen/f6sr2arjsr75vp7/12-02-26_kinh_diem_du_(11_)_TAH.MP3

 

12. KINH HÒA-PHÁ(12) – Trung A Hàm.MP3

http://www.mediafire.com/listen/bi13qyp68k0etlf/12-03-03_Hoa_pha_kinh_(12_)_TAH.MP3

 

13. KINH ĐỘ– Trung A Hàm.MP3

http://www.mediafire.com/listen/s3eh64860wqbbkw/12-03-04_do_kinh_(13_)_TAH.MP3

 

14. KINH LA-VÂN– Trung A Hàm.MP3

http://www.mediafire.com/listen/g99xng8r5oadn9d/12-03-10_kinh_La_Hau_La_(14_)TAH.MP3

 

15. KINH TƯ– Trung A Hàm.MP3

http://www.mediafire.com/listen/lq8etsndje5jqd6/12-03-11_kinh_tu_(15_)_TAH.MP3

 

16. KINH GIÀ-LAM– Trung A Hàm.MP3

http://www.mediafire.com/listen/1irjr19djlm3yge/12-03-17_kinh_gia_lam_(16_)_TAH.MP3

 

17. KINH GIÀ-DI-NI– Trung A Hàm.MP3

http://www.mediafire.com/listen/j1w1tetk0nyfqcv/12-03-18_kinh_Gia_di_Ni_(_17_)_TAH.MP3

 

http://www.mediafire.com/listen/89rt886swrc85jd/12-03-19_Kinh_di_ni_(17)_tt.MP3

 

18. KINH SƯ TỬ– Trung A Hàm.MP3

http://www.mediafire.com/listen/5fwtwdhw4pmgd9q/12-03-24_Kinh_su_tu_(18_)_TAH.MP3

 

19. KINH NI-KIỀN– Trung A Hàm.MP3

http://www.mediafire.com/listen/8xb57jjlu5je8d8/12-03-25_kinh_ni_kien_tu_(19_)TAH.MP3

 

20. KINH BA-LA-LAO– Trung A Hàm.MP3

http://www.mediafire.com/listen/cuchmd4mmtdaybq/12-03-31_kinh_ba_la_lao_(_19_+20_).MP3

 

http://www.mediafire.com/listen/askm08sueyrqv9l/12-04-01_kinh_ba_la_lao_(_20_)_TAH.MP3

 

Tóm tắt kinh về nghiệp từ bài 10 – 20

http://www.mediafire.com/listen/wf47tzzuv7sqy5g/12-04-07_Tom_tat_kinh_ve_nghiep_tu_bai_10-_20.MP3

 

PHẨM THỨ 3: PHẨM XÁ-LÊ TỬ TƯƠNG ƯNG

MỤC LỤC PHẨM THỨ 03

21. KINH ĐẲNG TÂM– Trung A Hàm.MP3

http://www.mediafire.com/listen/5v91of9vr4n859x/12-04-08_kinh_dang_tam_(21_)_TAH.MP3

 

22. KINH THÀNH TỰU GIỚI– Trung A Hàm.MP3

http://www.mediafire.com/listen/dvrk3dy06m855i5/12-04-14_kinh_thanh_tuu_gioi_(_22_).MP3

 

http://www.mediafire.com/listen/17iw20793w8fp61/12-04-15_tom_tac_bai_22.MP3

 

23. KINH TRÍ– Trung A Hàm.MP3

http://www.mediafire.com/listen/32dcb54cyi47v31/12-04-21_kinh_Tri_(23_)TAH.MP3

 

http://www.mediafire.com/listen/x3s0k4rmlgx0yv2/12-04-22_kinh_tri_(23_)_tt.MP3

 

24. KINH SƯ TỬ HỐNG

http://www.mediafire.com/listen/6kiv1k1olkywdqg/12-04-29__kinh_su_tu_hong_(24_)TAH.MP3

 

25. KINH THỦY DỤ

http://www.mediafire.com/listen/dyiq6lc1wdkn349/12-05-06_kinh_thuy_du_(_25_)_TAH.MP3

 

26. KINH CÙ-NI-SƯ

http://www.mediafire.com/listen/kjuc9yo5mmfaya1/12-05-12_kinh_Cu_Ni_Su_(26_)TAH.MP3

 

27. KINH PHẠM CHÍ ĐÀ-NHIÊN

http://www.mediafire.com/listen/v9ab5pnvsj4nvnp/12-05-13_Kinh_Pham_chi_Da_Thien_(27_)TAH.MP3

 

28. KINH GIÁO HÓA BỊNH

http://www.mediafire.com/listen/sxaspqmftd7ah2t/12-05-19_kinh_giao_hoa_benh_(28_)TAH.MP3

 

29. KINH ĐẠI CÂU-HI-LA

http://www.mediafire.com/listen/hned08pu4cpjb2g/12-05-20_kinh_dai_cau_hi_la_(29_)_TAH.MP3

 

30. KINH TƯỢNG TÍCH DỤ

http://www.mediafire.com/listen/j8bawv1cb3u1bwi/12-05-26_kinh_tich_du_(_30)_TAH.MP3

 

http://www.mediafire.com/listen/box9z7ofhiaq8or/12-05-27_kinh_tich_du_(30_)tt_TAH.MP3

 

http://www.mediafire.com/listen/j6l3hrwnpjsr8e0/12-06-02_kinh_tich_du_(_30_)_tt_TAH.MP3

 

31. KINH PHÂN BIỆT THÁNH ĐẾ

http://www.mediafire.com/listen/t4dpk4odbuap8oo/12-06-03_kinh_phan_biet_thanh_de_(31_)_TAH.MP3

 

http://www.mediafire.com/listen/h9eexgbsg4wpsx1/12-06-10_kinh_phan_biet_thanh_de_(31_)tt_(1).MP3

 

http://www.mediafire.com/listen/zmhz8b358e0i29i/12-06-10_kinh_phan_biet_thanh_de_(31_)tt_(2).MP3

 

 

PHẨM THỨ 4: PHẨM VỊ TẰNG HỮU PHÁP

MỤC LỤC PHẨM THỨ 04

32. KINH VỊ TẰNG HỮU PHÁP

http://www.mediafire.com/listen/c1fj6av4nv6gq1u/12-06-17_tom_tat_tu_bai_21-31_&_bai_(_32_)_TAH.MP3

 

33. KINH THỊ GIẢ

http://www.mediafire.com/listen/8ckoo5pfcugy3y6/12-06-23_Kinh_thi_gia_(_33_)_TAH.MP3

 

http://www.mediafire.com/listen/qhgyjf5s1jxzt5x/12-06-24_Kinh_thi_gia_(_33_)_tt_TAH.MP3

 

34. KINH BẠC-CÂU-LA

35. KINH A-TU-LA

http://www.mediafire.com/listen/gm0l7zdcjw0bf10/12-06-30_kinh_bac_cau_La_(34_)kinh_A_Tu_La_(35_)TAH.MP3

 

36. KINH ĐỊA ĐỘNG

http://www.mediafire.com/listen/q8cd2e8l4z585md/12-07-01_kinh__Dong_Dat_(36_)TAH.MP3

 

37. KINH CHIÊM-BA
38. KINH ÚC-GIÀ TRƯỞNG GIẢ (I)

http://www.mediafire.com/listen/7zra3rqi30llm0r/12-07-07_kinh_chiem_Ba_(37_)_&_(38_)kinh_uc_gia_truong_gia.MP3

 

39. KINH ÚC-GIÀ TRƯỞNG GIẢ (II)

http://www.mediafire.com/listen/9fr35q3ohb390zq/12-07-08_kinh_Uc_Gia_Truong_Gia_(_39_).MP3

 

40. KINH THỦ TRƯỞNG GIẢ (I)
41. KINH THỦ TRƯỞNG GIẢ (II)

http://www.mediafire.com/listen/8vtojnskn4onvwa/12-07-14_kinh_thu_truong_Gia_I_+II_(_40+41_).MP3

 

 

 

PHẨM THỨ 5: PHẨM TẬP TƯƠNG ƯNG

MỤC LỤC PHẨM THỨ 05

42. KINH HÀ NGHĨA

http://www.mediafire.com/listen/a08oxm6jv0vpw49/12-07-15_Tom_tat_tu_bai_(30-41)_&_42.MP3

 

43. KINH BẤT TƯ

http://www.mediafire.com/listen/18s8bxc5b7qlnh0/12-07-21_kinh_bat_tu_(_43_)_TAH.MP3

 

44. KINH NIỆM

 

45. KINH TÀM QUÝ (I)
46. KINH TÀM QUÝ (II)
47. KINH GIỚI (I)
48. KINH GIỚI (II)
49. KINH CUNG KÍNH (I)
50. KINH CUNG KÍNH (II)

http://www.mediafire.com/listen/xxoinhy7sgmcih3/12-07-22_kinh_tam_quy_(45_+46+47+48+49+50_).MP3

 

 

51. KINH BỔN TẾ
52. KINH THỰC (I)
53. KINH THỰC (II)
54. KINH TẬN TRÍ

http://www.mediafire.com/listen/aly2yuhnlhy0cdo/12-07-29_kinh_51_,52,_53_,_54.MP3

 

54. KINH TẬN TRÍ

55. KINH NIẾT-BÀN
56. KINH DI-HÊ

http://www.mediafire.com/listen/vmys0ciqhh4h5x5/12-08-04_(_54_+_55_+56_)_TAH_(_Nguyen_Giac_).MP3

 

57. KINH TỨC VỊ TỲ-KHEO THUYẾT

 

PHẨM THỨ 6: PHẨM VƯƠNG TƯƠNG ƯNG

MỤC LỤC PHẨM THỨ 06

58. KINH THẤT BẢO
59. KINH TAM THẬP NHỊ TƯỚNG
60. KINH TỨ CHÂU

http://www.mediafire.com/listen/ndgdqgh6sg1b783/12-08-05__(_58_+_59_+_60_)_TAH_(Nguen_Giac).MP3

 

61. KINH NGƯU PHẤN DỤ
62. KINH TẦN-BỆ-SA-LA VƯƠNG NGHINH PHẬT

http://www.mediafire.com/listen/s21erbony0v897i/12-08-11__(61_&_62_)TAH_(_Nguen_Giac).MP3

 

63. KINH BỆ-BÀ-LĂNG-KỲ

http://www.mediafire.com/listen/25959ikvpift5gj/12-08-12_kinh_ty_ba_lang_ky_(_63_)_TAH_(_Nguyen_Giac_).MP3

 

64. KINH THIÊN SỨ

http://www.mediafire.com/listen/2gz79usa1927dsz/12-08-18_kinh_thien_su_(64_)_TAH_(_Nguyen_Giac).MP3

 

65. KINH Ô ĐIỂU DỤ

http://www.mediafire.com/listen/ladbpopwi7b6nb4/12-08-19__kinh_O_dieu_du_(_65_)_TAH_(_Nguyen_Giac_).MP3

 

66. KINH THUYẾT BỔN

http://www.mediafire.com/listen/t67idsfb8gh69ft/12-08-25_kinh_thuyet_ban_(66_)TAH_(Nguen_Giac_).MP3

 

67. KINH ĐẠI THIÊN NẠI LÂM

http://www.mediafire.com/listen/nv7wgleogerxdpv/12-08-26_kinh_Dai_thien_nai_lam_(67_)_TAH_(_Nguyen_Giac_).MP3

 

68. KINH ĐẠI THIỆN KIẾN VƯƠNG

http://www.mediafire.com/listen/16xy60dyg09ibjt/12-09-17_dai_thien_kien_kinh_(68_)TAH.MP3

 

69. KINH TAM THẬP DỤ

http://www.mediafire.com/listen/hsiv2chkvwv3qmt/12-11-10_kinh_tam_thap_du__69_(_TAH_).MP3

 

http://www.mediafire.com/listen/0ahb2c03kln8s8w/12-11-11_kinh_tam_thap_du_69_(TT)_TAH.MP3

 

70. KINH CHUYỂN LUÂN VƯƠNG

http://www.mediafire.com/listen/olb2pj2bntn6blh/12-09-22_kinh_chuyen_luan_vuong_(_70_)_TAH.MP3

 

71. KINH BỆ-TỨ

http://www.mediafire.com/listen/ph57r08cnc4qr03/12-11-17_Kinh_Ty_Tu_71_(TAH_).MP3

 

http://www.mediafire.com/listen/4oe2bu7qf8oare8/12-11-18_kinh_ty_tu_71_(TT)_TAH.MP3

 

PHẨM THỨ 7: PHẨM TRƯỜNG THỌ VƯƠNG

MỤC LỤC PHẨM THỨ 07

72. KINH TRƯỜNG THỌ VƯƠNG BỔN KHỞI

http://www.mediafire.com/listen/hv7fgvtl8d8pmmp/12-11-24_kinh_truong_tho_72_(_TAH.MP3

 

http://www.mediafire.com/listen/l1hq129q1zqh9qq/12-12-01_kinh_truong_tho__72_(_tt_).MP3

 

http://www.mediafire.com/listen/ll72cf249dltvca/12-11-25_kinh_truong_tho_72_(_tt_)_TAH.MP3

 

73. KINH THIÊN

http://www.mediafire.com/listen/7xyiogjd7ym1y8d/12-12-08_kinh_thien_73_(TAH_).MP3

 

74. KINH BÁT NIỆM

http://www.mediafire.com/listen/g1fcfbvks8h78ix/12-12-09_Kinh_bat_niem_74_(_TAH_).MP3

 

75. KINH TỊNH BẤT ĐỘNG ĐẠO

http://www.mediafire.com/listen/j0apppoqppms475/12-12-15_kinh_tinh_bat_dong_75_(_TAH_).MP3

 

http://www.mediafire.com/listen/gz1iq92tci4960g/12-12-22_Kinh_tinh_bat_dong_75_(_tt_).MP3

 

http://www.mediafire.com/listen/i1q34dgsvea2nbh/12-12-23_Kinh_tinh_bat_dong_75_(tt_).MP3

 

76. KINH ÚC-GIÀ-CHI-LA

http://www.mediafire.com/listen/u1ye5mruvdl2evc/12-12-29_kinh_Uc_gia_chi_la_76_TAH.MP3

 

77. KINH SA-KÊ-ĐẾ TAM TỘC TÁNH TỬ

http://www.mediafire.com/listen/qa0y342ioq091jv/12-12-30_sa_ke_de_tam_doc_tu_77_TAH.MP3

 

http://www.mediafire.com/listen/pdduzlqu8vwlcvq/13-01-05_sa_ke_de_tam_doc_tu_77_(_tt_)_TAH.MP3

78. KINH PHẠM THIÊN THỈNH PHẬT

http://www.mediafire.com/listen/o4ymcqsndaqctlz/13-01-06_Kinh_Pham_thien_thinh_Phat_78_TAH.MP3

 

79. KINH HỮU THẮNG THIÊN

http://www.mediafire.com/listen/dop4juu7tgvmu2d/13-01-12_Kinh_huu_thang_thien_79_TAH.MP3

 

80. KINH CA-HI-NA

http://www.mediafire.com/listen/joc02qave3u0vcf/13-01-13_Kinh_ca_hi_na_80_TAH.MP3

 

81. KINH NIỆM THÂN

http://www.mediafire.com/listen/30p6ceqhnla9ife/13-03-17_Niem_than_81_TAH.MP3

 

82. KINH CHI-LY-DI-LÊ
83. KINH TRƯỞNG LÃO THƯỢNG TÔN THỤY MIÊN
84. KINH VÔ THÍCH
85. KINH CHÂN NHÂN
86. KINH THUYẾT XỨ

PHẨM THỨ 8: PHẨM UẾ

MỤC LỤC PHẨM THỨ 08

87. KINH UẾ PHẨM
88. KINH CẦU PHÁP

89. KINH TỲ-KHEO THỈNH

http://www.mediafire.com/listen/ik7itum2yicoli6/13-05-12_ty_Kheo_thinh_kinh__89_TAH.MP3

 

90. KINH TRI PHÁP
91. KINH CHU-NA VẤN KIẾN

http://www.mediafire.com/listen/f2e2rsvzd2ye6y8/13-05-19_kinh_tri_phap_90_&_Chu_la_van_kien_91.MP3

 

92. KINH THANH BẠCH LIÊN HOA DỤ
93. KINH THỦY TỊNH PHẠM CHÍ

http://www.mediafire.com/listen/5a1g5m7854psnb8/13-05-26_TAH_bai_92_&_93.MP3

 

94. KINH HẮC TỲ-KHEO

http://www.mediafire.com/listen/51j0ljz9t4urmu5/13-06-09_hac_Ty_Kheo_bai_94.MP3

 

95. KINH TRỤ PHÁP
96. KINH VÔ

http://www.mediafire.com/listen/8w45s5pfdzka7be/13-06-16_kinh_tru_phap_95_&_kinh_vo_96.MP3

 

 

PHẨM THỨ 9: PHẨM NHÂN

MỤC LỤC PHẨM THỨ 09

97. KINH ĐẠI NHÂN

http://www.mediafire.com/listen/zuear43b0y7l7yc/13-06-30_kinh_Dai_nhan__97.MP3

 

http://www.mediafire.com/listen/wnhnfkzzchrk0xi/13-07-14_kinh_dai_nhan_97_(_tt_).MP3

 

http://www.mediafire.com/listen/6lukbiwuj5gcql9/13-07-07_kinh_dai_nhan_97_(_TT).MP3

 

http://www.mediafire.com/listen/wt10xhwcdebkln8/13-07-21_kinh_dai_nhan_97_(_tt_).MP3

 

http://www.mediafire.com/listen/m3w7c911ymowk5r/13-08-04_kinh_dai_nhan__97_(_tt_).MP3

 

http://www.mediafire.com/listen/dp8lsijxmzu5dgl/13-07-28_kinh_dai_nhan_97_(_tt_).MP3

 

98. KINH NIỆM XỨ

http://www.mediafire.com/listen/goldd5dbmao9aj6/13-08-11_kinh_tu_niem_xu__98.MP3

 

http://www.mediafire.com/listen/ys0ujeynrjjjxdy/13-08-12_kinh_niem_xu_98_(_tt_).MP3

 

http://www.mediafire.com/listen/fb42qavnri6wbz5/13-09-22_kinh_niem_xu_98_(_tt_).MP3

 

99. KINH KHỔ ẤM (I)
100. KINH KHỔ ẤM (II)

http://www.mediafire.com/listen/7dpazomkd7sbb62/13-09-29_Kinh_kho_am__99.MP3

 

http://www.mediafire.com/listen/ocrjravmdw3z1hp/13-10-06_kinh_kho_am__100.MP3

 

101. KINH TĂNG THƯỢNG TÂM

http://www.mediafire.com/listen/2ozsmkm3kmfjd77/13-10-13_kinh_tang_thuong_tam_101.MP3

 

102. KINH NIỆM

http://www.mediafire.com/listen/hdgkz83uztkh8vx/13-10-20_kinh_niem_102.MP3

 

103. KINH SƯ TỬ HỐNG

http://www.mediafire.com/listen/eqc6byos488sji4/13-10-27_kinh_su_tu_hong_103.MP3

 

104. KINH ƯU-ĐÀM-BÀ-LA

http://www.mediafire.com/listen/p01fqd3s3gce5sc/13-11-03_kinh_uu_Dam_Ba_La_104.MP3

 

105. KINH NGUYỆN

http://www.mediafire.com/listen/6mk1qarrcjkihdz/13-12-01_kinh_uoc_nguyen_105_TAH.MP3

 

106. KINH TƯỞNG

http://www.mediafire.com/listen/ay2yyhr13l4yp9q/13-12-08_kinh_tuong_106.MP3

 

http://www.mediafire.com/listen/n8zl02b3q895ez9/13-12-22_On_bai_Kinh_tuong_106.MP3

 

 

PHẨM THỨ 10: PHẨM LÂM

MỤC LỤC PHẨM THỨ 10

107. KINH LÂM (I)
108. KINH LÂM (II)
109. KINH TỰ QUÁN TÂM (I)

http://www.mediafire.com/listen/y33pq6d9tzbud23/13-12-29_kinhlam_–107-108-109_-TAH.MP3

 

110. KINH TỰ QUÁN TÂM (II)

http://www.mediafire.com/listen/k88fle436lcsvym/14-01-05_bai_110-_va_Bat_nha_tam_kinh.MP3

 

111. KINH ĐẠT PHẠM HẠNH

http://www.mediafire.com/listen/vm87ye571qry7oc/14-01-12_kinh_dai_pham_hanh_-111_TAH.MP3

 

http://www.mediafire.com/listen/b2tdcv9ykk1ebc8/14-03-02_Kinh_dai_pham_hanh_-111_TAH.MP3

 

http://www.mediafire.com/listen/d5lq16a515jg93x/14-01-19_kinh_dai_pham_-111_TAH.MP3

 

http://www.mediafire.com/listen/mk3mjp97rpp6so9/14-01-19_kinh_dai_pham_-111_(tt)_TAH.MP3

 

http://www.mediafire.com/listen/5q7i9qct7b2v4il/14-02-28_nhin_DK_qua_than_phan_Thuy_Kieu.MP3

 

Cách download các bài giảng trên:

 

  1. Download từng file MP3 theo địa chỉ trên đây.
  2. Vào các blogs sau đây và dowwnload trực tiếp tất cả:

 

http://lichsuphatgiao.wordpress.com/

 

https://cusiphatgiao.wordpress.com/

 

 

Thời gian và nghiệp báo

Thời gian và nghiệp báo
March 6, 2013 By Guest 35 Comments
BLOG NGÀY THỨ TƯ 6 MAR 2013 THEO KINH PHẬT
THỜI GIAN VÀ NGHIỆP BÁO
ScreenHunter_02 Mar. 10 21.25
Khi con chim còn sống, nó ăn kiến.
Khi chim chết, kiến ăn nó !
Thời gian và hoàn cảnh có thể thay đổi bất cứ lúc nào,
Vì vậy, đừng nhục mạ, đừng làm khổ bất cứ ai trong đời sống này.
Bạn có thế đầy quyền lực ngày hôm nay,
Nhưng đừng quên rằng,
Thời gian còn nhiều quyền lực hơn bạn.
Một cây có thể làm được hàng triệu que diêm,
Nhưng một que diêm cũng có thể thiêu hủy được hàng triệu cây.
Hãy là người tốt và làm những điều tốt.
Thử nghĩ mà xem,
Thượng Đế cấu tạo cơ thể con người một cách rất hợp lý,
Nhưng sao chúng ta lại không sử dụng nó theo đúng ý của Ngài:
1-Ngài đặt hai mắt chúng ta ở đằng trước, vì Ngài muốn chúng ta luôn hướng tới phía trước, chứ không phải để chúng ta cứ ngoái nhìn về những sự việc ở phía sau.
2-Ngài đặt hai tai chúng ta ở hai bên là để chúng ta nghe từ hai phía, cả lời khen lẫn tiếng chê, chứ không phải để chúng ta chỉ nghe từ một phía hoặc chỉ để nghe những lời tâng bốc êm tai.
3-Ngài tạo cho chúng ta chỉ một cái miệng và một cái lưỡi mềm mại, vì Ngài muốn chúng ta nói ít nghe nhiều và chỉ nói những lời khôn ngoan, chứ không phải để chúng ta nói nhiều hơn nghe và nói những lời sâu hiểm làm tổn thương người khác.
4-Ngài đặt bộ não chúng ta trong một hộp sọ vững chãi, vì Ngài muốn chúng ta nên tích lũy tri thức, những thứ chẳng ai có thể lấy đi, chứ không phải chỉ chăm lo tích lũy những của cải bên ngoài, những thứ dễ dàng bị mất mát.
5-Ngài đặt trái tim chúng ta nằm trong lồng ngực, vì Ngài muốn những tình cảm yêu thương giữa những con người phải được xuất phát và lưu giữ tận nơi sâu thẳm trong cõi lòng, chứ không phải ở một nơi hời hợt bên ngoài.

BLoc says:
March 6, 2013 at 3:48 pm
Hôm nay đứng bên phía tiêu cực nói chơi, trái ngược những điều rất hay ở bài này thử xem.
Con chim sâu nó ăn sâu, khi chim chết sâu không ăn được nó, chỉ có người hay dòi ăn thôi!
Thời gian và hoàn cảnh có thể thay đổi bất cứ lúc nào, nhưng ở xứ này thường thay đổi theo hướng mà nhiều người không mong đợi.
Vì vậy, đừng nói nhiều, mà hảy âm thầm nhét đầy túi, đừng quên rằng thời của bạn là hữu hạn mà còn phải lòn cúi kẻ quyền lực hơn để giữ thời.
Một lệnh cấm rừng tưởng có thể cứu hàng triệu cây được sống,
Nhưng hàng triệu cây vẫn chết chỉ để làm giàu cho một vài người mà thôi.
Làm người tốt để làm gì trong một đất nước “tồi” khi mọi quyền lợi, quyền lực đều thuộc về kẻ xấu!?
Thử nghĩ mà xem, không có con người XHCN thì sao có cái xã hội mang tên đó được!
Thượng Đế tạo dựng cơ thể con người không hợp lý lắm với một đời khổ đau khi sinh ra đã phải khóc rồi.
1. Sao hai mắt chỉ có phía trước, trong khi kẻ thù nguy hiểm nhất thường ở phía sau hay đứng ngay bên cạnh.
2. Sao phải có hai tai và không tự bịch lại như mắt miệng để phải nghe sự thống khổ nhân đôi, nghe đủ thứ tuyên truyền cả khi ăn, ngủ,…
3. Sao chỉ có một cái miệng lưỡi mà phải làm nhiều việc: ăn, uống, nói (mà thường là cùng một lúc) và nhiều chuyện khác như khóc, cười, chưởi, cắn, bú, …
4. Võ não là chất xám cần để tư duy thì ít hơn phần chất trắng nhão nhẹt để làm môi trường truyền tin giữa các nơ ron thần kinh, một số vùng quan trọng cho việc nhận thức thì nhỏ chút chiu còn nhiều vùng to lớn khác chẳn để là gì. Mới biết Thượng Đế chẳng muốn tạo ra kẻ “đỉnh cao trí tuệ” tự cho mình quyền thay trời chăn dắt nhân dân.
5. Trái tim thì lệch một bên, rồi còn ở nơi “sâu thẳm”, thử hỏi làm sao tình cảm không thiên lệch và khó thoát ra ngoài để cảm thông cùng người.
Vậy đó, ai cũng hiểu mọi chuyện đều có hai mặt, nhận thức thế nào là tùy tư duy của mỗi người, quan trọng nó có được tốt hay xấu chính là sự phù hợp đối với bản thân, đối với xu thế chung của các quy luật tự nhiên, kinh tế, xã hội và với văn hóa, tập tục của quần thể mà ta đang sống cùng, hay không?
Cám ơn tác giả về bài viết.
http://www.gocnhinalan.com/blog-cua-alan-va-bca/thi-gian-nghip-bo.html

Hãy Trả Lại Sự Trong Sạch Cho Người Việt – Lê Khải

Hãy Trả Lại Sự Trong Sạch Cho Người Việt
Lê Khải
http://sachhiem.net/TONGIAO/tgL/LeKhai.php
07-Mar-2013
LTS: Tòa soạn hân hạnh giới thiệu đến bạn đọc lá thư của ông Lê Khải phân tích khá rõ về kiểu mẫu bức tượng Phật đã gây phản cảm trong các cộng đồng mạng. Đến nay đã có những bài viết giúp làm nhẹ vấn đề, như bài “Truy tìm nguồn gốc tượng Phật “lạ” của báo Thanh Niên. Quí vị nào vẫn còn quan tâm về các trang mạng tung ra lời tựa làm độc giả nghĩ rằng mẫu tượng Phật “đang gây tranh cãi” có xuất xứ từ Việt Nam có thể gửi thư đến cơ quan trách nhiệm của bài báo nhờ chỉnh lại lời tựa, như trường hợp đề nghị dưới đây. Nếu vị nào có thêm ý kiến nào khác để giúp giải tỏa vấn đề, xin lên tiếng chỉ giáo. (SH)
________________________________________
——– Thư của bạn đọc Lê Khải ——–
Subject: Hãy mang lại sự trong sạch cho người Việt.
From: Khải Lê
Date: Tue, March 05, 2013 3:26 am
To: sachhiem@sachhiem.net
Vào lúc 5h chiều nay (giờ Việt Nam) tôi có 1 số thông tin lan truyền trên Facebook, sau khi đọc xong tôi thấy rất tức giận vì sự lừa đảo của trang mạng BBC Tiếng Việt.
Một số thông tin mà tôi đọc được:
Hôm nay BBC vừa đăng một bài về bức tượng phật ở dưới đây, nói là chụp tại Việt Nam, xin thông báo lại là tin này xuyên tạc 100%, vì bức tượng này không phải là ở Việt nam, mà là ở Nepal !!!
Link bài của BBC:
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/03/130304_buddhist_netizens_angered.shtml
Link bài của báo Thái lan vu khống Việt Nam:
http://www.bangkokpost.com/news/local/338123/vietnamese-buddha-image-draws-anger
Bằng chứng: Các bạn lên google, xếp chữ “Buddha Shakti” và các bạn chọn tìm kiếm hình. Kết quả sẽ cho thấy hình đó chụp ở đâu, ai chụp, ngày tháng nào và ở chùa nào bên Nepal.
Nguồn: https://www.google.de/search?hl=de&q=Buddha+Shakti&bav=on.2%2Cor.r_gc.r_pw.r_cp.r_qf.&bvm=bv.43148975%2Cd.Yms&biw=1540&bih=869&um=1&ie=UTF-8&tbm=isch&source=og&sa=N&tab=wi&ei=zrA1UZe4J4WB4gSJ9YB4
Giá bán cho khách du lịch là 70 USD, cái này là họ bán ra. Không có chùa nào để tượng Phật này cả.
Thực ra nếu là thật tại VN thì tác giả của ảnh này sẽ không quên chụp cảnh chùa, tên chùa và địa danh, nhưng có đâu. Nó cứ để mờ mờ ảo ảo để dân mạng suy luận, vớ ngay đài bbc quy kết ảnh đó là tại VN, ko biết là sau khi làm rõ vụ này thì đài BBC có đính chính ko? :v:v
Một số chỉ dẫn thêm về tượng dưới đây:
Link 1: http://www.emuseumstore.com/Buddha-and-Shakti-Statue-Large-Bronze_p_2645.html
Link 2: http://www.emuseumstore.com/assets/images/O-055Bb-buddha-with-shakti.jpg
Chuyện tượng Phật khiếm nhã mà BBC đưa tin, chính là Phong cách nghệ thuật này được gọi là “consort Dharmavajra” trong tiếng Anh dịch sang gọi là “phối ngẫu Dharmavajra” (một danh từ trong đạo Phật), phong giao hợp, nó còn phổ biến với tên gọi tượng Phật Samantabhadra, đặc biệt phổ biến tại Tây Tạng.

Hình tượng này còn được xem như là một biểu hiện của sự kết hợp giữa Trí tuệ (người nam) và Từ bi (người nữ). Phật tử của Ấn Độ, Nepal và Tây Tạng có thờ tượng như thế từ ít nhất là 1.200 năm nay. Theo tự điển Wikipedia thì “yab-yum” là biểu tượng khá phổ biến trong nghệ thuật Phật giáo tại Ấn Độ, Bhutan, Nepal và Tây Tạng.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm về phong cách này tại một trong những trang web về đạo Phật lớn nhất thế giới : http://www.9999buddha.com/samantabhadra-statue-p-107.html
Có thể đặt mua nó ngay cả tại Châu Âu và Mỹ, đơn giản vì nó được sáng tác và mua bán khắp thế giới. Các bạn có thể mua ở một vài trang web này để đem ném vào mặt BBC : ((lưu ý giá tượng này cũng không đắt lắm))
Một trang mua bán tượng Phật tại Đức http://www.buddhafiguren.de/samantabhadra-20-cm-buddha-figur.html
Và trên Alibaba tại Pháp
http://french.alibaba.com/product-free/black-samantabhadra-statue-110873992.html
Rất có thể vì những cây bút chì đang làm việc cho BBC theo đạo Thiên Chúa cho nên họ không hiểu gì về đạo Phật. Bài báo mà họ dẫn tin không hề là báo chính thức và rất có thể họ đã dẫn một nguồn mơ hồ, dối trá. Có thể nhận định họ đang tìm cách xuyên tạc về đạo Phật tại Việt Nam và cắn đứt sợi dây đoàn kết giữa Phật tử trẻ tuổi với khối đại đoàn kết dân tộc.

Cảm ơn sachhiem đã đọc bức thư này của tôi.
Đọc giả từ TP.HCM
——– Thư của sachhiem.net——–
Subject: RE: Hãy mang lại sự trong sạch cho người Việt.
From: sachhiem@sachhiem.net
Date: Wed, March 06, 2013 12:00 am
To: “Khải Lê”
Thưa bạn Lê Khải,
Cám ơn bạn đã gửi ý kiến đầy xúc động. Lúc 10:57PM chúng tôi có vào đọc lại bản tin BBC http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/03/130304_buddhist_netizens_angered.shtml mà bạn nói trong thư, thấy chữ “ở Việt Nam” trên hàng tựa được để trong ngoặc, nói lên sự nghi vấn. Hơn nữa, dường như một số các chi tiết đề cập trong thư của bạn cũng đã được đề cập một cách đại cương. Có điều, viêt tựa như thế, người đọc khó để ý được tính cách nghi vấn của câu nói. Không rõ BBC có cố ý hay không, có lẽ chỉ là vô tình thôi.
Dù sao đây cũng là lời cảnh tỉnh độc giả, và chỉ rõ thêm kiến thức về tượng Phật “lạ đời”, mới trông bề ngoài rất dễ có phản cảm. Nhờ có thư của bạn mà chúng tôi học thêm được phong cách nghệ thuật của các bức tượng đó.. Nhưng kẻ có ác ý sẽ vin vào đó mà gắn kết sai lạc.
Xin được đăng thư này để rộng đường dư luận.
Về trang mạng Thái Lan, (http://www.bangkokpost.com/news/local/338123/vietnamese-buddha-image-draws-anger)” Vietnamese Buddha image draws ire” các bạn đọc nào quan tâm đến vấn đề có thể gửi thư yêu cầu họ chỉ rõ nguồn tin nào cho rằng đã chụp ảnh Phật trong đề tài, và xin họ sửa lại lời tựa vì đâ có nhiều chứng cớ cho thấy mẫu tượng đó không phải phát xuất từ Việt Nam. Do đó không htể gọi là Vietnamese Buddha image. Chúng tôi thử tìm địa chỉ liên lạc, và được dẫn đến http://www.ccis.edu/contact/. Vậy chúng ta có thể phản đối như sau:
1. Vào link: http://www.ccis.edu/contact/ , và điền các chi tiết cần thiết:
Trong thư, nơi để message, nhớ đề mấy hàng đầu như thế này:
Refer to:
http://www.bangkokpost.com/news/local/338123/vietnamese-buddha-image-draws-anger
• Online news: Local News, title: “Vietnamese Buddha image draws ire”
• Published: 28 Feb 2013 at 12.29

Viết xong lời phản đối, bấm nút Submit ở dưới để gửi.
hoặc
2. Liên lạc qua thư từ hay gọi điện thoại đến:
Home campus address: 1001 Rogers St., Columbia, MO 65216 U.S.A.
Phone: (573) 875-8700 • Toll-Free: (800) 231-2391 • Fax: (573) 875-7209

Trân trọng,
tsSH

ScreenHunter_01 Mar. 10 17.34

Quan Điểm Của Đạo Phật Về Đấng Sáng Thế – Thích Nữ Tịnh Quang

Quan Điểm Của Đạo Phật
Về Đấng Sáng Thế
Thích Nữ Tịnh Quang
http://sachhiem.net/TONGIAO/tgTH/Thuvienhs.php
Chua Bai Dinh 2
19-Feb-2013
…Phật giáo đặt con người làm mục tiêu thể nghiệm sự khổ đau và sự giải thoát khổ đau ngay trong đời sống thay vì khái niệm hão huyền về một đấng Sáng thế toàn năng và vĩnh cửu. Vì vậy, Phật giáo có thể dung nhiếp với các tôn giáo khác, tuy nhiên các tôn giáo khác không thể hợp nhất với Phật giáo; đó là một thực tế không thể tranh cãi…

Quan điểm phủ nhận về một đấng toàn năng và vĩnh cửu đã được thể hiện trong kinh tạng Phật giáo Pàli cũng như kinh tạng Phật giáo Mahayana. Thái độ của Phật giáo đối với các khái niệm và ý tưởng về đấng sáng thế được cho là ý niệm hão huyền, không mang lại hạnh phúc thực sự cho con người, không phù hợp với giáo lý của Đức Phật vốn lấy con người làm đối tượng cao nhất trong việc giải quyết những nỗi khổ đau đang hiện hữu.
Trong văn học Phật giáo, xuyên qua giáo lý Vô ngã, không có một thực thể cố định (unsubstantiality) thì hẳn nhiên niềm tin vào một vị thần sáng tạo luôn luôn bị phản bác và từ chối, bởi vì Phật giáo là sự phủ định về sự vĩnh hằng và bất biến đối với việc giải thích nguồn gốc của thế giới như vũ trụ, linh hồn, thời gian vv.. Niềm tin về một đấng Sáng thế được đặt trong cùng thể loại như những quan điểm sai lầm về mặt đạo đức, đặt thân phận con người dưới sự an bài của đấng vô hình như là định mệnh tuyệt đối và không thể thay đổi, và dẫn đến sự nguy hại lâu dài cho nền móng xã hội do tác động đến những giá trị nhân bản của đạo đức.
Vì tin tưởng vào một đấng Sáng thế Brahma mà hằng nghìn năm xã hội Ấn Độ đã duy trì sự phân chia bốn giai cấp, gây nên sự chia rẽ trầm trọng, mỗi giai cấp đều tùy thuộc vào ý chí của đấng Phạm thiên, cố định vị trí ở body của Phạm Thiên: giai cấp Bà La Môn (Brahman) được cho là con chính thống của Phạm thiên, sinh ra từ miệng Phạm thiên là chủng tánh tối thượng an hưởng cuộc đời sung sướng. Giai cấp Sát Đế Lỵ (Kshastriya) sinh ra từ cánh tay Phạm thiên là giai cấp hoàng tộc, thay mặt cho Phạm thiên nắm giữ quyền hành thống trị. Giai cấp Vệ Xá (Vaisya) được cho là sinh ra từ bắp vế Phạm thiên, là giai cấp thương gia, nông phu và thợ thuyền phụ trách về kinh tế. Giai cấp Thủ Đà La (Sùdra) được cho là sinh ra từ gót chân của Phạm thiên được cho là hạng bần cùng hạ tiện, và chỉ làm nô lệ suốt đời cho các giai cấp trên.
Sự thị hiện của Đức Phật đã làm đảo lộn mọi giá trị cố hữu, thay vào đó Ngài mở ra cánh cửa cửa mới của sự nhận thức khi Ngài chối từ về sự tồn tại của Brahma; điều này được bàn bạc trong nhiều kinh văn Phật giáo. Đoạn kinh Tevijja sau đây là cuộc đối thoại giữa Đức Phật và Bà -la-môn Vàsettha về đấng Phạm thiên:
“…Này Vàsettha, như vậy ngươi nói không có một Bà-la-môn nào trong những vị tinh thông ba tập Vedà đã tận mặt thấy Phạm thiên – không có một tôn sư nào của các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà đã tận mặt thấy Phạm thiên, không có một đại tôn sư nào của các Bà-la-môn tinh thông ba tập và đã tận mặt thấy Phạm thiên – không có một Bà-la-môn nào cho đến bảy đời đại tôn sư, tôn sư của những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà đã tận mắt thấy Phạm thiên, trong những tu sĩ thời cổ, trong các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà, những vị sáng tác các thần chú, những vi trì tụng thần chú mà xưa kia những thần chú được hát lên, được trì tụng, được ngâm vịnh và ngày nay những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà cũng hát lên, trì tụng và giảng dạy như các vị Atthaka, Vàmaka… không có một vị nào đã nói: ‘Chúng tôi biết, chúng tôi thấy Phạm thiên ở đâu, Phạm thiên từ đâu đến, Phạm thiên sẽ đi đâu’. Như vậy các bà Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà đã nói: ‘Chúng tôi không biết, chúng tôi không thấy con đường đưa đến cộng trú với Phạm thiên, nhưng chúng tôi thuyết dạy con đường ấy: ‘Đây là trực đạo, đây là chánh đạo hướng đến, dẫn đến cộng trú với Phạm thiên cho những ai thực hành theo’. Này Vàsettha, Ngươi nghĩ thế nào? Sự kiện là như vậy thời có phải lời nói của những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà là không chánh xác, hợp lý…”
Với sự tin tưởng hão huyền này đã gây nên sự cuồng tín, không khoan dung, nâng cao tự ngã; thông thường hay gây ra sự căm thù và những bạo lực khi người khác không có cùng niềm tin và quan điểm với mình.
Xuyên qua nhiều thế kỷ, triết học Phật giáo đã trình bày các lập luận chi tiết bác bỏ học thuyết của một vị thần sáng thế. Nó sẽ được quan tâm để so sánh những việc này với những cách mà các triết gia phương Tây đã bác bỏ các thông tin chứng minh thần học về sự tồn tại của Đấng Sáng tạo..
Đối với một vài người tin tưởng một cách nghiêm túc hơn thì ý tưởng về một đấng tạo hóa chỉ là một lập trường chỉ để giải thích các sự kiện bên ngoài như nguồn gốc của thế giới mà họ không thể hiểu thấu. Đối với y, nó là một đối tượng của đức tin có thể tạo ra cho một cảm giác mạnh mẽ bên cạnh sự hiện diện an ủi của đấng tạo hóa và sự gần gũi với chính mình, chẳng hạn như ấn tượng thời thơ ấu, hình ảnh huyền thoại như những ông Bụt và cô Tiên đi vào truyền thống, học đường, và môi trường xã hội đã tác động vào bề mặt của vỏ não và tạo nên những những hình ảnh của tư tưởng mà tín đồ của các tôn giáo đã có một lề lối khái niệm chân thành nhất; một phân tích phát hiện gần đây đã hiển thị rằng “kinh nghiệm về Đấng sáng thế ” đã không có nội dung cụ thể hơn điều này.
Tuy nhiên cuộc sống và tác phẩm của các nhà thần bí của tất cả các tôn giáo lớn đã chứng minh cho kinh nghiệm của họ có ảnh hưởng lớn, trong đó việc thay đổi đáng kể được thực hiện ở chất lượng của ý thức, sự cảm thụ sâu xa trong lời cầu nguyện hay thiền định có thể đánh động đến chiều sâu và ảnh hưởng trên mặt rộng ý thức xuyên qua cảm hứng truyền trao của sự hân hoan và hạnh phúc đi từ họ. Với cảm thụ tuyệt vời như vậy, các nhà thần bí tin rằng kinh nghiệm của mình là biểu hiện của thần thánh, là hiệp thông với đấng tạo hóa, nhiệm vụ của họ là trung gian giữa thượng đế và con người… với những ấn tượng sâu sắc được xem như là thần bí và họ đã gõ cửa thần học đề xác định sự “hiệp thông” đặc biệt của mình. Giả định này là khá dễ hiểu, kinh nghiệm huyền bí cũng chỉ là những đặc trưng tăng, giảm hoặc loại trừ tạm thời, biểu hiện làn sóng đa phương trình của ý thức, nhận thức và suy nghĩ không ngừng nghỉ trong những tầng số rung động của tâm. Thật là thú vị cần lưu ý, tuy nhiên, các nỗ lực của hầu hết các nhà thần bí lớn phương Tây liên quan đến kinh nghiệm thần bí của mình để các tín đồ chính thức của các nhà thờ công nhận kết quả của họ trong giáo lý thường được xem xét và nghi ngờ đối với chính thống, nếu không được coi là hết sức dị giáo.
Xuyên qua Phật giáo, những hành giả khi đã thâm sâu trong thiền định họ nhận diện các yếu tố thể chất và tinh thần cấu thành kinh nghiệm của mình trong ánh sáng của mọi hiện hữu qua ba đặc điểm, đó là vô thường, đau khổ, và sự vắng mặt của một cái tôi (vô ngã); điều này được thực hiện chủ yếu để sử dụng độ tinh khiết thiền định và sức mạnh của ý thức cho mục đích cao nhất: giải phóng bản ngã từ cái thấy sâu sắc; việc này giúp hành giả thoát khỏi sự tràn ngập ảo giác bởi bất kỳ những cảm xúc và ý nghĩ không kiểm soát được đi từ bởi kinh nghiệm của họ, và do đó sẽ có thể tránh đi sự lừa dối của kinh nghiệm ý thức.
Một thiền giả tốt trong phật giáo, thông qua những trải nghiệm thiền định mà những gì y có là cái thấy không tùy thuộc, không có vị trí cố định để xác lập, như thác nước trôi chảy không ngừng, không có đối tượng hoặc chủ thể định vị, do đó trạng thái thần bí cao nhất của thiền giả không cung cấp cho sự tồn tai của một đấng tạo hóa duy nhất hay một vị thần khách quan điều động và chi phối cá nhân.
Do vậy, Phật giáo được xem như là “chủ nghĩa vô thần” đối với những người có tư tưởng độc lập hay những nhà Hữu thần, chỉ vì Phật giáo không tin tưởng vào một đấng sáng tạo, toàn năng và vĩnh cửu, đúng hơn đó là sự sáng tạo từ ý tưởng con người. Tuy nhiên quan niệm về “vô thần” trong Phật giáo không đồng với “vô thần” của những nhà thuần túy Duy vật hay Duy vật biện chứng. Học thuyết Phật giáo là sự hòa hợp giữa tâm và vật. Phật giáo không tán thành triết lý vật chất hủy diệt thuần túy (annihilationism-ucchedavata), đúng hơn nó là một lý thuyết sai lầm. Sáu cõi luân hồi và các cảnh giới Thánh hiền thanh tịnh đủ để chứng minh rằng quan điểm của Phật giáo không phải là sự hủy diệt hoàn toàn sau khi chết, mà là sự thay đổi không ngừng. Mỗi chúng sinh là một đấng sáng tạo muôn vẻ cho chính mình xuyên qua sự vô hạn của kiếp luân hồi. Học thuyết về “nghiệp” (karma) là chu kỳ của sự tạo tác và hình thành của tâm và vật đặt căn bản trên giáo lý nhân quả, tác động và chi phối sự hiện hữu của chúng sinh. Đức Phật không cung cấp một chủ nghĩa Hư vô, đồng nghĩa với đau khổ và không còn có con đường hy vọng. Chủ thuyết “không” (empty) trong đạo Phật chỉ là sự từ chối của bản ngã bất biến đã gây nên đau khổ cho con người. Ngược lại, nó là một giáo lý cứu rỗi (1) (Niyyanika-Dharmma), giải thoát (vimutti), hoặc Niết bàn (Nirvana), là trạng thái hủy diệt hoàn toàn của tham, sân, si, những khổ đau của ngọn lửa dục vọng điên cuồng đang thiêu đốt chúng sinh. Tuy nhiên Niết bàn không phải là cảnh giới có chủ thể và đối tượng, vì vậy nó không đồng với hình thức và ý tưởng tạo lập của một đấng vĩnh hằng.
Phật giáo không phải là một kẻ thù của tôn giáo như là chủ nghĩa vô thần được thấy. Phật giáo, thực sự là kẻ thù của “không” (sự hủy diệt hoàn toàn). Người Phật tử là những người đại diện cho kiểu mẫu về các gía trị đạo đức, tinh thần và văn hóa trong các quốc gia châu Á. Tuy nhiên, chúng ta không thể nhắm kín đôi mắt của mình với các khái niệm vế đấng sáng tạo-đã xử dụng quá thường xuyên thông qua với những con người quyền lực, tàn nhẫn…nhân danh tình yêu của đấng toàn năng đã gây nên sự chia rẽ, hận thù và tiêu hủy văn hóa bản địa. Những nghiên cứu và thể hiện quan điểm bất đồng chính kiến đã bị cản trở và dập tắt trong danh xưng và tham vọng điên rồ cho sự phục vụ đấng tối cao đã và đang gây đau thương không ngừng cho nền hòa bình thế giới.
Không cần sự thưởng phạt của một đấng tối cao, giá trị đạo đức của Phật giáo trên căn bản năm giới cấm và mười điều thiện đã cung ứng cho quốc gia và xã hôi một nền tảng đạo đức viên mãn. Không mù quáng và ảo tưởng trong niềm tin, dựa trên triết thuyết hợp lý sâu sắc và thí nghiệm từ sự thực hành mang tính khoa học, Phật tử tôn thờ đức phật là bậc thầy (Bổn sư) giác ngộ, một vị Thượng đế của lòng từ bi và trí tuệ. Họ nhìn nhận đức Phật như bản chất tiềm ẩn trong chính mình, đó là điểm khác biệt giữa Phật giáo và các tôn giáo khác.
Mặc dù Phật giáo được xem như là một tôn giáo, tuy nhiên lý thuyết, triết học và sự thực hành của nó vượt ra ngoài phạm vi tôn giáo; Phật giáo đặt con người làm mục tiêu thể nghiệm sự khổ đau và sự giải thoát khổ đau ngay trong đời sống thay vì khái niệm hão huyền về một đấng Sáng thế toàn năng và vĩnh cửu. Vì vậy, Phật giáo có thể dung nhiếp với các tôn giáo khác, tuy nhiên các tôn giáo khác không thể hợp nhất với Phật giáo; đó là một thực tế không thể tranh cãi.
Thích Nữ Tịnh Quang
Nguồn : http://issuu.com/thuvienhoasen/docs/suquyenrucuadaophattrongthegioimoi
Thư Viện Hoa Sen Trích từ: E Book 3D (dạng sách đọc): Sự Quyến Rũ Của Đạo Phật Trong Thế Giới Mới – Thích nữ Tịnh Quang &
Bản PDF: Sự Quyến Rũ Của Đạo Phật Trong Thế Giới Mới – Thích nữ Tịnh Quang

Chú thích của sachhiem.net:
(1) Ở đây, tác giả có lẽ muốn nói “Cứu Độ” thì đúng hơn. Từ “cứu rỗi” là quan niệm đặc thù của Ki Tô Giáo (cứu rỗi phần hồn) còn “cứu độ” là giúp đưa con người đến bờ giác ngộ (đáo bỉ ngạn). Người Ki-tô giáo nay đang cố đổi từ “cứu rỗi” thành “cứu độ” để kiếm thêm tín đồ và chúng ta đã có bài phản bác sự nhập nhằng từ ngữ này trên sachhiem.net:
Xin đọc “Quan Niệm Giải Thoát Trong Phật Giáo Và Ca-Tô Rô-Ma Giáo” của GS Trần Chung Ngọc (http://sachhiem. net/TCN/TCNtg/TCN120.php)
http://sachhiem.net/index.php?content=showrecipe&id=5548

Truy tìm nguồn gốc tượng Phật “lạ”

Truy tìm nguồn gốc tượng Phật “lạ”
07/03/2013 3:05
ScreenHunter_01 Mar. 10 17.34

Một tượng Phật bị “ném đá” trên mạng vì tạo hình được cho là quá sắc dục. Tuy nhiên, theo giới nghiên cứu, tượng không những không phạm sắc giới mà còn vô giá nếu quả thực là tượng cổ VN.
Một người nữ khỏa thân ngồi trong lòng, choàng tay ôm lấy vị Phật. Ngay lập tức bức tượng này khiến nhiều người cảm thấy đạo Phật bị xúc phạm. Theo tờ Bangkok Post, tấm ảnh lấy từ Facebook cá nhân này được cho là chụp tại VN đã khiến phật tử Thái Lan vô cùng giận dữ. Không chỉ có thế, nhiều cư dân mạng VN cũng chia sẻ nỗi bất bình vì hình ảnh này.
Mặc dù vậy, phản ứng của TS Nguyễn Minh Ngọc, người nghiên cứu Phật giáo tại Viện Tôn giáo – Viện Hàn lâm khoa học xã hội VN, lại khác hẳn. “Đây là một bức tượng Mật tông”, TS Ngọc nói. Bà Ngọc không “nói chơi” mà minh chứng điều đó bằng cuốn sách Đồ giải Tây Tạng Mật tông, của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thiểm Tây. Đây là cuốn sách bà Ngọc mua tại Hồng Kông, nơi những cuốn sách có hình ảnh tương tự như bức tượng “sexy” trên không khó kiếm.

Hình bức tượng bị cư dân mạng cư xử bất công – Ảnh: Trinh Nguyễn chụp lại từ tư liệu
Ý nghĩa triết học
“Nếu coi đây là bức tượng mô tả Phật đang quan hệ tình dục với một người nữ thì hoàn toàn không đúng. Cái không đúng này bắt nguồn từ việc chúng ta đang nhìn bức tượng rồi áp đặt cho nó cách suy nghĩ hiện đại. Trong khi nguồn gốc văn hóa của nó – vốn là triết học phương Đông lại rất khác”, bà Ngọc nói. Theo bà, gốc văn hóa của tượng chính là quan điểm triết học trong âm có dương, trong dương có âm. Trong từng con người cũng chứa đủ cả âm lẫn dương. Bức tượng “lạ” cũng nói lên triết lý âm dương như vậy. Do đó, nó không hề bậy bạ như nhiều người suy nghĩ.
Trong cuốn Đồ giải Tây Tạng Mật tông nói trên có rất nhiều hình vẽ các tượng Phật tương tự bức tượng đã làm nhiều phật tử Thái Lan lẫn VN bức xúc. Bức Phổ hiền phật mẫu (tượng âm khởi, có tượng chính là nữ) mang ý nghĩa Trí tuệ. Bức Phổ hiền phật phụ (tượng dương khởi, có tượng chính là nam) mang ý nghĩa Từ bi. “Rõ ràng, biểu đạt của nó không phải quan hệ nam nữ như nhiều người nhìn nhận. Nếu suy luận từ hai bức này, bức tượng bị ném đá sẽ có nghĩa là Từ bi”, bà Ngọc nói.

Nếu quả thực đây là một bức tượng cổ của VN thì nó sẽ là một phát hiện lớn đối với khảo cổ học, mỹ thuật và tôn giáo. Nó viết thêm vào những trang sử Mật tông hiện còn đang trắng tư liệu, đang còn phải tìm kiếm của nước ta

TS Nguyễn Minh Ngọc

Bà Ngọc còn cho biết, quan hệ tình dục như hiện nay chúng ta hiểu chỉ là một phần trong triết học phương Đông cổ là sự hòa hợp âm dương. Khi hợp nhất âm dương chúng ta đạt đến tình trạng sáng suốt, sức khỏe, minh mẫn. Chính vì thế, triết học phương Đông có thể coi là khởi nguồn của nghệ thuật tính dục. Những cuốn sách về tình dục hiện đại tại Mỹ giờ đây cũng quay trở về với những nguyên lý triết học phương Đông này.
Lấp khoảng trống lịch sử Mật tông
Việc không được mắt thấy tay sờ, lại chỉ được nhìn từ một góc khiến các nhà khoa học rất khó đưa ra nhận định kỹ lưỡng về tượng. Màu sắc của ảnh chụp (trên mạng) cho thấy đây nhiều khả năng là tượng sơn son thếp vàng. Nếu đúng vậy, nhiều khả năng đây là tượng VN. Tuy nhiên ngay cả màu sắc tượng cũng phụ thuộc nhiều vào người chụp, sửa ảnh. “Nếu được tiếp xúc, chúng ta mới có thể so sánh với các tượng Phật khác, để tìm ra thời kỳ qua các yếu tố như chất liệu, cách thức tiếu tượng (tạc tượng). Nếu nó ở trong chùa, có thể nghiên cứu tương quan vị trí đặt tượng”, TS Ngọc nói. Tuy nhiên, nhìn vào bức ảnh, với hậu cảnh của tượng, nhiều khả năng tượng không còn ở trong chùa mà đang thuộc một bộ sưu tập.
“Tôi từng thấy một số bức tượng tương tự trong một triển lãm của nhà sưu tập Dương Phú Hiến, từng được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật VN. Tượng có kích cỡ rất nhỏ. Theo tôi đó không phải tượng VN”, nhà nghiên cứu mỹ thuật Phạm Trung, Viện Mỹ thuật nói. Cũng theo ông Trung, hiện có người mua loại tượng này về bộ sưu tập và coi như một tác phẩm nghệ thuật, không phải như đồ thờ tự.
Về việc sưu tập loại tượng này, Thanh Niên điện thoại liên hệ song nhà sưu tập Dương Phú Hiến cho biết hiện đang đi công tác và sẽ có cuộc gặp sau khi trở về.
“Những tượng như thế này có thể thấy nhiều ở một số nước có Phật giáo Mật tông, chẳng hạn như Nepal. Gần đây cũng nhiều người ra nước ngoài rồi mang tượng Mật tông về. Có thể đây là một trong những bức tượng được mang về như thế. Tôi chưa từng nhìn thấy một bức tượng thế này của VN”, PGS-TS Nguyễn Quốc Tuấn, Viện trưởng Viện Tôn giáo, cho biết.
Trong trường hợp như nhiều người nói ở trên: được mang từ nước ngoài về, tượng cũng có ý nghĩa. Nó chỉ báo sự thịnh hành của Phật giáo Mật tông trong giai đoạn hiện nay ở nước ta. “Theo đó, các chùa Mật tông đang nổi lên, thu hút được nhiều phật tử. Chẳng hạn chúng ta có chùa Quang Ân ở Hà Nội, chùa Tây Thiên ở Vĩnh Phúc”, bà Ngọc nói.
Tuy nhiên, nếu đây là một bức tượng cổ của người Việt, điều này lại rất có ý nghĩa với việc viết lịch sử phát triển Mật tông tại VN. Theo nghiên cứu của TS Ngọc, Phật giáo VN là sự hòa nhập của ba dòng phái Thiền Tịnh Mật. Nhưng hiện không xác định được chính xác thời điểm du nhập của Mật tông vào VN cũng như dòng phái Mật tông nào từng tồn tại ở VN.
Chứng cứ lịch sử cho thấy vào thời Lý, Mật tông đã có mặt tại VN. Nó thể hiện ở các nhân vật có liên quan tới Mật tông, với phép thần thông (một chỉ báo của Mật tông) như Từ Đạo Hạnh, Minh Không. “Có điều hiện chưa hề tìm thấy tượng Mật tông tại VN. Chúng ta mới chỉ thấy một vài yếu tố Mật tông – chẳng hạn các ấn chuẩn đề (thế tay của tượng) để định vị Mật tông mà thôi”, bà Ngọc cho biết.
Bản thân sử sách trong nước cũng chưa thấy ghi chép, vẽ về một loại tượng tương tự. Chính vì thế, nếu quả thực đây là một bức tượng cổ của VN thì nó sẽ là một phát hiện lớn đối với khảo cổ học, mỹ thuật và tôn giáo. “Nó viết thêm vào những trang sử Mật tông hiện còn đang trắng tư liệu, đang còn phải tìm kiếm của nước ta”, TS Ngọc nói.
Về phản ứng của phật tử Thái Lan trước bức tượng, các nhà nghiên cứu cho rằng có thể do Thái Lan là đất nước của Phật giáo tiểu thừa, một dòng tu khác, nên tạo hình này rất dễ gây sốc. Tuy nhiên, theo ông Tuấn, cũng phải nói thêm từ TK8-TK12, Phật giáo Mật tông có ảnh hưởng lớn ở Đông Nam Á.
Phản ứng khác nhau tại Thái Lan
Bangkok Post dẫn lời một cư dân mạng gọi người đúc tượng là “quỷ dữ”, muốn làm ô uế thanh danh của Đức Phật. Một người sử dụng mạng xã hội Facebook còn kêu gọi giới chức Thái Lan can thiệp bằng đường ngoại giao để phá hủy bức tượng. Tuy nhiên, thực tế thì bức ảnh này chỉ được lan truyền giữa các công dân mạng ở Thái Lan và chẳng rõ do ai chụp, được đưa lên internet khi nào. Thậm chí không ai biết nó được chụp ở đâu. Thế nhưng, tờ Bangkok Post vẫn đăng lại trên trang web của mình hồi cuối tháng 2.2013.
Trong khi đó, có người lại xem bức tượng là bình thường. Một công dân mạng ở Thái Lan gọi đó là bức tượng nghệ thuật, không có gì gọi là ô uế, dâm dục. “Các bạn không nên nhìn bức tượng với cái nhìn trần tục, vật chất”, người này viết. Một số công dân mạng hiểu biết thì bình luận khá điềm tĩnh. Họ bảo đã từng thấy bức tượng trong tư thế tương tự, tức Đức Phật ngồi trên đài sen với các cô gái ngồi trong lòng ở các ngôi đền ở Tây Tạng. Một công dân mạng ở Thái Lan nói rằng bức tượng nói trên ở Campuchia, chứ không phải ở VN. Nhiều người chia sẻ rằng đây là phần của đạo Phật đại thừa của người Tây Tạng. Người theo đạo Phật ở Tây Tạng và cả ở Ấn Độ, Nepal, Butan thường tạc tượng theo tư thế Yab – Yum (bố – mẹ) phối ngẫu. Đây là biểu tượng của tính dục, được các phật tử thờ cả ngàn năm nay.
Minh Quang
(Văn phòng Bangkok)
Trinh Nguyễn
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130307/truy-tim-nguon-goc-tuong-phat-la.aspx

Thich Phuoc Hue (1912-2012): Leader advocated social harmony

Thich Phuoc Hue (1912-2012): Leader advocated social harmony
Tuong Quang Luu
February 18, 2012
When Tran Van Canh was accepted into a monastery as a teenage novice, he could not have anticipated that one day he would become one of the most influential Buddhist leaders in both his country of birth and his country of resettlement.
He became the Most Venerable Thich Phuoc Hue (Thich is an honorary family name used by Vietnamese monks and nuns) and completed a full life-cycle accentuated by both challenges and achievements in wartime Vietnam and peace-time multicultural Australia.
Tran was born in 1921, although his birth wasn’t registered until the following year so often appears as 1922, in the farming village of My Thuy, near Saigon. He learnt about Buddhism at the local temple and, at 13, renounced life. At 16, he became a novice priest and by 20 was ordained. He enjoyed teaching novices and lay people but his talents were spotted and, in the early 1960s, he was taken to Saigon to join the leadership group of the national Buddhist clergy.
He became a commissioner on the executive committee of the Unified Buddhist Church of Vietnam (UBCV), which was threatened, and later banned, by the new communist authorities after the fall of Saigon. In 1979, he decided to leave his home for religious freedom and ended up as a refugee in a Hong Kong camp.
Thich Phuoc Hue, 1921-2012

Peace and understanding … the Most Venerable Thich Phuoc Hue at Wetherill Park.
In Australia, tens of thousands of Vietnamese asylum seekers were being resettled from camps in south-east Asia. In 1976, there were only 2427 Vietnamese residents in Australia but by 1981, there were more than 41,000 – the majority buddhists in Thich’s Mahayana tradition.
Thich’s migration was sponsored by a group of Vietnamese-Australian Buddhists and in 1980 he became the first resident monk of Vietnamese background in Australia. On November 1, 1980, he opened a Vietnamese Buddhist hall of prayer in Fairfield.
With the support of the Vietnamese-Australian community and the state government, the hall of prayer grew into the Phuoc Hue Temple, now in Wetherill Park.
The temple was the original seat of the United Vietnamese Buddhist Congregation in Australia-New Zealand (UVBC). Thich, with the Most Venerable Thich Huyen Ton and the Most Venerable Thich Bao Lac, set up the first national structure, the Vietnamese Buddhist Federation (Tong Hoi), in 1981. It was renamed the Congregation (Giao Hoi) in 1987. Thich was the UVBC’s longest-serving president and in recognition of his contributions, was awarded a Medal of the Order of Australia in 1995.
Thich was a strong advocate for community harmony and social cohesiveness. Prince Charles went to the temple during his 1994 visit to meet Christian, Muslim, Jewish, Hindu and Buddhist leaders.
On a broader basis, and in his capacity as a senior executive of the World Buddhist Sangha Council, in 2001 Thich and the UVBC organised, in Sydney, the first executive conference of the Seventh World Buddhist Sangha Council Congress and the third world general conference of the World Buddhist Sangha Council Youth Committee, for people of all backgrounds to learn about buddhism.
Thich also advocated harmony among nations, which he expressed as president of the Buddhist Federation of Australia at the first International Dialogue on Interfaith Co-operation, in Yogyakarta in 2004.
A few years ago, ill health forced Thich to step down from his presidency of the UVBC and BFA. He was succeeded, respectively, by Senior Venerable Thich Phuoc Tan, who came to Australia as a Vietnamese refugee minor in the early 1980s and is abbot of the Quang Minh temple in Melbourne, and by the Most Venerable Sudhammo, who came from Thailand and is president of the Dhammakaya International Society of Australia Inc.
Thich achieved a lot in his efforts to rebuild Vietnamese buddhism as part of the fabric of, and a contributor to, multicultural Australia. There remained, however, one piece of unfinished business. His aspiration to set up a Vietnamese Buddhist Studies Institute in Australia was unfulfilled at the time of his death.
Tuong Quang Luu
This story was found at: http://www.smh.com.au/national/obituaries/leader-advocated-social-harmony-20120217-1teeh.html

Nguồn gốc ngoài hành tinh của tượng Phật ngàn năm

Nguồn gốc ngoài hành tinh của tượng Phật ngàn năm

Tượng Phật “Iron Man” được tạc từ thiên thạch.
Phát hiện trên được đăng trên tạp chí Khoa học Hành tinh và thiên thạch sau khi nhóm nghiên cứu phân tích thấy chất liệu làm bức tượng “Iron Man” là ataxite, loại thiên thạch chứa hàm lượng nikel nhiều nhất. Thiên thạch lớn nhất từng được biết đến là Hoba (rơi xuống Namibia) cũng thuộc loại ataxyte và nặng hơn 60 tấn.
Tiến sĩ Elmar Buchner của Đại học Stuttgart (Đức), chủ nhân của phát hiện trên, cho biết bức tượng được chạm khắc từ một mảnh vỡ của thiên thạch Chinga rơi xuống khu vực biên giới giữa Mông Cổ và Siberia khoảng 15.000 năm trước.
“Những người đào vàng tìm thấy mảnh vỡ đầu tiên của Chinga vào năm 1913. Nhưng chúng tôi tin rằng mảnh thiên thạch dùng để tạc tượng này đã được thu nhặt từ nhiều thế kỷ trước” – tiến sĩ Buchner nói.
Tượng “Iron Man” (tạm dịch: người sắt), nặng 10 kg và cao khoảng 24 cm, được xem là đại diện cho sự lai ghép giữa văn hóa Phật giáo và văn hóa Bon tiền Phật giáo. Tượng khắc họa chân dung thần Vaisravana, vị vua Phật giáo của phương Bắc, và cũng được biết đến là thần Jambhala ở Tây Tạng.
“Chỉ riêng nguồn gốc thiên thạch thì bức tượng đã đáng giá 20.000 USD rồi. Nhưng nếu ước tính của chúng tôi về niên đại tượng, ra đời khoảng thế kỉ 11, là đúng thì nó vô giá” – tiến sĩ Buchner nhận định.
Tượng được tìm thấy năm 1938 bởi một đoàn thám hiểm khoa học Đức do nhà động vật học nổi tiếng Ernst Schäfer dẫn đầu. Đoàn thám hiểm được Heinrich Himmler, Chỉ huy trưởng Lực lượng SS của Đức Quốc xã, hỗ trợ. Theo các sử gia, Himmler trợ giúp chuyến đi vì tin rằng nguồn gốc của chủng tộc Aryan mà Đức Quốc xã cho là thượng đẳng có thể được tìm thấy ở Tây Tạng.
Không rõ tượng được phát hiện như thế nào nhưng nguyên nhân khiến nó được đưa về Đức là vì giữa bức tượng có khắc swastika, một biểu tượng xuất hiện trong nhiều nền văn hóa và tôn giáo khác nhau (trong đó có chữ “vạn” của Phật giáo và dấu thập ngoặc của Đức Quốc xã).
Sau đó, bức tượng trở thành tài sản của một bộ sưu tập cá nhân ở Munich và chỉ được cho phép nghiên cứu vào năm 2007 sau một cuộc đấu giá.
Theo Người Lao Động
http://news.zing.vn/kham-pha/nguon-goc-ngoai-hanh-tinh-cua-tuong-phat-ngan-nam/a276193.html#article_recent

TOẠ ĐÀM PHẬT GIÁO VỚI CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT -(Chùa Phật Quang)

Chùa Phật Quang

TOẠ ĐÀM PHẬT GIÁO VỚI CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT
31/03/2012

 

 

 

 

Nhân Lễ hội vinh danh danh nhân Nguyên phi Ỷ Lan từ ngày mùng 01 – 03/03/năm Nhâm Thìn (nhằm ngày 22 – 24/03/2012), tại chùa Sủi – Đại Dương (Phú Thị – Gia Lâm – Hà Nội), đã diễn ra nhiều hoạt động quan trọng nhằm tôn vinh văn hóa dân tộc. Một trong những hoạt động đó là chương trình toạ đàm chủ đề PHẬT GIÁO VỚI CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT được tổ chức vào sáng ngày mùng 3/03 al tại Giảng đường chùa Sủi.

 

 

Tham dự buổi tọa đàm có sự hiện diện của: ĐĐ.Thích Thanh Phương – Trụ trì chùa Sủi; TT.Thích Chân Quang – Trụ trì Thiền Tôn Phật Quang cùng Chư tôn đức Tăng Ni tại địa phương và vùng phụ cận.

Về phía quan khách đại biểu có: GS.TS Vương Lâm Lĩnh – nguyên  Thứ trưởng Bộ KHCNMT; Nhà báo Phương Đông – nguyên Ủy viên Ban Biên Tập Báo Nhân Dân; ông Lưu Thế Dần – Chủ tịch Hội Làng Nghề Việt Nam, và vị khách mời đặc biệt là ông Bùi Hữu Dược – Vụ trưởng Vụ Phật Giáo –  Ban Tôn Giáo Chính phủ.

Về phía chính quyền địa phương có sự tham dự của: ông Nguyễn Ngọc Thuần – Phó chủ tịch UBND huyện Gia Lâm; các đại biểu đại diện cho Chính quyền địa phương, chủ tịch HĐND, UBND xã Phú Thụy. Ngoài ra, còn có sự góp mặt của quý Phật tử gần xa cùng các tham dự  viên thuộc giới tri thức là Giảng viên trẻ, Nhà khoa học trẻ đang công tác, học tập, làm việc tại Hà Nội và những người quan tâm.

Đúng 9h00’ sáng, chương trình toạ đàm bắt đầu. Buổi tọa đàm diễn ra trong không khí ấm cúng, rất ấn tượng và thật ý nghĩa.

Mở đầu buổi tọa đàm, TT.Thích Chân Quang có bài phát biểu trên tinh thần phát huy các dòng Thiền Việt Nam qua chủ đề PHỤC CHẤN THIỀN PHONG. Nội dung bài phát biểu này nhằm tôn vinh Chư tổ Thiền tông ngày xưa, đồng thời ước mơ về Thiền phong Việt Nam trong tương lai. Thượng toạ khuyến tấn mọi người quyết tâm phục chấn Thiền phong cho đất kinh Bắc và cho Phật giáo Việt Nam, để sánh vai dẫn dắt dân tộc ta góp vào sự tiến bộ của loài người trên thế giới mai sau.

Vào đề, Thượng toạ giới thiệu khái quát về vùng đất linh thiêng Kinh Bắc (Bắc Ninh- Gia Lâm- Long Biên). Nơi đây thực sự là kinh đô của nước Việt thời Hồng Bàng; đồng thời dựa vào các ngôi chùa cổ còn lại để khẳng định cái nôi Phật giáo cũng nằm quanh vùng Luy Lâu, Kinh Bắc. Ví như Tổ Tỳ Ni Đa lưu Chi từ Trung Hoa đem Thiền tông đến Việt Nam, ở tại chùa Pháp Vân (nay là Thuận Thành – Hà Bắc). Sau này, có Ngài Vô Ngôn Thông đắc Pháp với Thiền sư  Bách Trượng Hoài Hải (TQ) cũng về phương Nam giáo hóa, tại chùa Kiến Sơ, ngày nay thuộc Hà Nội, thành lập phái Thiền Vô Ngôn Thông. Hoặc chùa Trấn Quốc nơi phát xuất Thiền phái Thảo Đường. Ngoài ra còn có dòng Thiền Trúc Lâm thời nhà Trần, giáo hóa mạnh ở chùa Báo Ân. Như vậy chúng ta có 4 dòng Thiền nhưng thực chất không có ý nghĩa sai biệt về giáo lý, pháp môn mà chỉ khác một điều là khi một người giáo hóa, uy lực lớn quá sẽ thu hút tín đồ Phật tử rất đông và tự nhiên thành Tông phái với ý nghĩa truyền thừa.

Tiếp theo, Thượng toạ phân tích vì sao Phật giáo miền Bắc trở thành tinh hoa của Phật giáo Dân tộc. Và gần đây do cơ duyên nào đó Tịnh độ tông phát triển mạnh nhưng tinh thần, sức sống của đạo Phật vẫn bàng bạc ở Thiền tông vì có những vị tu chứng, tạo nên cảm xúc lớn lao cho cộng đồng Phật tử. Điều này cho thấy sức sống, uy lực của đạo Phật (giá trị của đạo Phật) nằm ở chổ các vị tu chứng của nhà Thiền.

Bằng lối lập luận vững chắc Thượng toạ chứng minh cho thấy “Giáo lý nào sẽ thu hút được quần chúng đối tượng đó”. Có 4 Tông phái chính thu hút 4 đối tượng khác nhau:

–          Tịnh độ tông: thu hút người quan tâm về giai đoạn sau khi chết và thường là người lớn tuổi.

–         Mật tông: thu hút người quan tâm đến quyền năng huyền bí, những chuyện khoa học không giải thích được.

–         Giáo tông: người chuyên nghiên cứu giáo lý, nghĩa cú thì tìm đến Tông phái này.

–         Thiền tông: dành cho những người thích có kết quả tu chứng tâm linh cụ thể. Đây chính là sức mạnh của Đạo Phật. Nếu Pháp môn Thiền từ ngàn xưa được phục dựng lại thì bộ mặt của Phật giáo sẽ thay đổi toàn bộ. Thường những người đến chùa là lớp tri thức, lớp trẻ, những người không nghĩ đến cái chết mà tâm niệm sống là phải phụng sự.

Đạo Phật tồn tại, trường tồn được bởi 3 hạng người, đó là

  • người có tu chứng tâm linh;
  • người giữ được giới hạnh thanh tịnh mặc dù không tu chứng tâm linh,
  • và người biết thuyết pháp.

Nhưng điều chúng ta mơ ước là ba trong một, tức một vị xuất gia nào cũng phấn đấu có được đầy đủ 3 tính chất đó. Đặc biệt tính chất đầu tiên phải tu chứng tâm linh là điều mà người tu nào cũng đau đáu đi tìm. Có thể chúng ta chưa đủ duyên phúc để chứng ngộ (đắc đạo) nhưng bằng tất cả trái tim, cả cuộc đời ta đều hướng về tâm linh chứng ngộ đó.

 

Thượng toạ đặt vấn đề, vì sao Thiền tông thất truyền trong đạo Phật, kể cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Ngày nay đa số các chùa tu theo Tịnh độ trong khi Tổ của chúng ta vị nào cũng lả Thiền sư lừng lẫy, nổi tiếng. Ban đầu sức mạnh của đạo Phật Việt Nam bắt nguồn là từ miền Bắc, từ phía Bắc của sông Hồng lan xuống phía Nam sông Hồng, rồi tiến dần vào Nam và đi vào cả nước ta. Sau này, trong miền Trung có Thiền sư Liễu Quán là người đắc ngộ phi thường, mở một dòng Thiền riêng, ảnh hưởng rất lớn từ miền Trung tạt xuống hết cả miền Nam. Rồi dòng thiền lại vắng bóng. Gần đây, có những vị xuất sắc đứng lên khơi lại dòng Thiền, trong đó có Hoà thượng Thích Thanh Từ  – Viện trưởng Thiền viện Trúc Lâm (Đà lạt) là một biểu tượng nổi bậc. Hoà thượng đã mở mang giáo hoá rộng rãi, có tâm nguyện thiết tha phục hưng Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử (Thiền của Việt Nam).

Hệ quả vắng bóng Thiền Tông như thế không phải do Tăng Ni ngày nay kém dở mà vì khi vào chùa xuất gia là đã được dạy pháp môn Tịnh độ. Tăng Ni vì sự hiếu kính đối với những bậc Bổn sư tiền bối của mình nên cứ con đường đó mà đi. Chúng ta xem đây là một đạo đức đáng quý. Tuy nhiên, cũng với đạo đức đó xin hãy hướng về xa hơn nữa, thay vì chúng ta hiếu kính với các bậc tiền bối một hai đời gần đây thì hãy tìm về mấy mươi đời trước để gặp lại Chư Tổ xưa, dâng cái lòng hiếu kính về đến tận cội nguồn để thấy rằng “Ngày hôm nay chúng ta phục chấn lại Thiền phong cũng là biểu hiện của sự báo hiếu, đền ơn một cách đúng đắn đối với Chư Tổ”. Chúng ta không để cho cái tông phong của Chư Tổ bị tắt mất. Cái lòng hiếu kính của ta phải vượt xa cả nghìn năm trước để nối lại cho nghìn năm sau.

Bằng cả tấm lòng, Thượng tọa tha thiết kêu gọi chư Tôn Đức hãy cùng nhau phục chấn Thiền Phong! Thượng tọa tin chắc rằng Chư Tăng Ni đủ trí tuệ, năng lực, tâm hạnh để phục chấn lại Thiền phong ở vùng nôi Kinh Bắc này. Nếu được vậy! ánh đạo sẽ toả ra cho cả nước một lần nữa. Đây là điều chúng ta được quyền hy vọng.

Hòa chung dòng cảm xúc khi nhớ về Chư Tổ và nghĩ tới duyên phước mình đang được ngồi nơi đất Tổ để thính Pháp, trong thời khắc này cả Giảng đường lắng đọng, tất cả thính chúng chăm chú lắng nghe và nét ưu tư như phảng phất trên từng gương mặt…

Tiếp theo, như là một sự gợi ý, Thượng tọa đưa ra nhiều khía cạnh làm thế nào để có thể phục chấn lại Thiền phong, đó là:

  • –         Cần phải mở khoá tu Thiền cho Chư Tăng Ni và Phật tử. Phật tử tu rồi mới hiểu nỗi khó nhọc của việc tu, biết yêu quý những người tinh tấn tu.
  • –          Tìm lại những kỹ thuật về Thiền để thực hành cho chuẩn xác. Thiền tông ngày xưa thực hành thế nào không được ghi lại trong sách mà chỉ ghi những câu văn vấn đáp, những lời dạy chúng cô đọng cao siêu, vì thế chúng ta cần tìm thêm, bổ sung thêm kỹ thuật Thiền đã được ghi trong Kinh tạng nguyên thuỷ mà Phật đã dạy, vì suy cho cùng, Phật Giáo nào có hai ba lối khác nhau.

–         Ngày nay khi nói đến việc phục chấn Thiền phong thì không cần ta phải nhất thiết đi theo đúng với khuôn mẫu cả mấy nghìn năm trước của Chư Tổ mà phải đưa ra được một Thiền phong bao gồm 4 yếu tố:

1/ Mang tính tâm linh chứng ngộ của Chư Tổ;

2/ Thiền đó phải phù hợp với con đường Thiền mà Đức Phật đã dạy ở Ấn độ hơn 2.500 năm trước;

3/ Nếu đem những nguyên lý của khoa học, y học vào đối chiếu so sánh, khảo sát thì ta hoàn toàn hợp lý;

4/ Thiền của ta ngày hôm nay phải đáp ứng, hoá giải hoặc giái đáp được những thắc mắc, lý luận, tâm tình, triết học, trình độ của con người trong thời đại mới này.

 Như vậy, Thiền phong của chúng ta hôm nay phải hội đủ 4 yếu tố trên để nhìn ra thế giới, chứ không phải chỉ tìm cách làm sao cho giống Chư Tổ ngày xưa, bởi vì trong nhà Thiền có câu “Đệ tử thấy bằng Thầy là kém hơn Thầy nữa đức, đệ tử phải vượt hơn Thầy mới kham nhận truyền trao”. Không có người Thầy, người cha tốt nào mà muốn con phải bằng hoặc kém hơn mình, ngược lại luôn ước mơ con giỏi hơn.

Cho nên con đường Thiền chúng ta dựng lại nó phải bao quát và lớn hơn rất nhiều, tức là làm sao khi đưa Thiền của PGVN ngày nay bước ra với thế giới, ta không thua kém bất cứ nước nào mà còn dung nhiếp được cả ngàn xưa và ngàn sau. Ta dựa vào quá khứ cái chiều sâu tâm chứng của Chư Tổ, dựa vào những kỹ thuật tâm chứng của Phật đã dạy, nhưng ta vẫn tham khảo thêm kiến thức của khoa học, của y học hiện đại. Chúng ta dựng lại Thiền phong đủ để đáp ứng được tâm tình, ước mơ, khát vọng sống, triết lý sống của con người trong thời đại ngày hôm nay. Tuy nói “Dung nhiếp được hết”, nhưng không phải là trộn lẫn, mà ta có hệ thống. Hệ thống đó có cái chuẩn xác và toàn diện nên khiến điều gì liên quan tới Thiền, ta đều lý giải, ứng dụng, chắt lọc được hết.

 Một ngày nào đó, bất cứ Thiền phái nào từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Hoa, Miến Điện, hoặc những nhà triết học, khoa học của hiện đại đến ta giao lưu tham khảo, tìm hiểu Thiền của Việt Nam là gì thì họ phải thấy Thiền của họ cũng nằm lọt trong Thiền của Việt Nam chứ không có khác. Còn nếu Thiền phong của ta ngày hôm nay dựng lên chỉ đứng ở một góc độ nào đó thì khi ta gặp gỡ các Phật giáo bạn tu Thiền trên thế giới, họ hỏi mà ta trả lời khác với họ thì họ sẽ có sự so sánh hơn thua, và như vậy ta chưa tròn trách nhiệm của mình. Để có thể làm được việc này thì ta tốn nhiều công sức, rất vất vả, và đây phải là sự quan tâm của tất cả mọi người.

  • –         Khi chúng ta mở khoá tu thì luôn nhớ rằng, bước đầu tu Thiền rất vất vả, nếu ai không đủ quyết tâm hay gọi là không đủ căn duyên thì sẽ từ bỏ. Cứ mỗi một người mà thoái lui khỏi Thiền là góp phần làm cho Phật giáo suy yếu, vì sức mạnh của Phật giáo nằm nơi sức sống của Thiền. Ngược lại, mọi người cố gắng tinh tấn một chút là góp thêm vào sức mạnh của PGVN này. Nên ta phải mở khoá tu, khuyến khích mọi người tu mặc dù ban đầu có khó khăn vất vả.
  • –         Muốn phục chấn lại Thiền phong bắt buộc trong chùa phải có thời khoá tu Thiền chính thức. Một ngày ít nhất phải có hai thời Thiền. Còn các thời khoá tụng niệm nên rút ngắn bớt, cái công phu cốt lõi trong ngày phải là tu Thiền.
  • –         Khi Tăng Ni tinh tấn tu tập Thiền định thì cái kết quả hiện ra rất rõ, đó là trí tuệ của toàn Phật giáo khởi lên hết. Trong Phật giáo sẽ xuất hiện rất nhiều Giảng sư lỗi lạc. Xưa nay những Giảng sư giỏi đều là người tu Thiền.
  • –         Bổ sung nghi thức tụng niệm của chùa có đạo lý Thiền trong đó, chứ nào giờ nghi thức tụng niệm của chùa thường nghiêng về Tịnh độ.
  • –         Để phục chấn Thiền phong được, chính Giáo hội phải yêu quý và tạo điều kiện cho các chùa tu Thiền. Đưa Thiền vào giáo trình dạy cho các trường Phật học từ sơ cấp cho tới cao cấp. Qui định khi thọ giới, ai ngồi thiền bao lâu đó mới được thọ giới. Ngoài ra, Giáo hội phải hỗ trợ các khóa tu Thiền bằng cách đến chứng minh, khuyến tấn.
  • –         Nhà nước cũng phải hỗ trợ việc phục chấn Thiền phong này, vì nhà nước thấy rõ đạo Phật đồng hành cùng dân tộc, mà sức mạnh của đạo Phật là nằm nơi Thiền. Ngày xưa các Vua chúa đều nhờ các Thiền sư cố vấn. Các Thiền sư đó đều là những người yêu nước phụng sự cho triều đại, làm lợi ích cho dân tộc và sức sống từ nơi đó toả ra. Cho nên khi nhà nước đóng góp hỗ trợ cho việc xây dựng Phật giáo thì nhà nước phải hỗ trợ việc phục chấn Thiền phong. Và cái Thiền phong đó nên nhớ không phải còn riêng của Chư Tổ mấy nghìn năm trước nữa mà Thiền phong của ngày hôm nay phủ trùm được cả Phật giáo của thế giới. Chúng ta phải có con mắt lớn như vậy để mở lại phong cách Thiền cho Việt Nam ngày hôm nay.
  • –         Chính Phật tử phải ủng hộ Tăng Ni tu Thiền. Ủng hộ bằng lời nói, bằng tâm hồn, bằng hành động và cả tài vật. Nơi nào có tồ chức khóa tu Thiền cho Tăng Ni, Phật tử phải đến ủng hộ.

Sau cùng, Thượng tọa cũng nói qua Thiền đem lại sự chứng ngộ tâm linh là như thế nào. Đó là toàn bộ nội dung bài phát biểu của TT.Thích Chân Quang trong buổi tọa đàm có chủ đề PHỤC CHẤN THIỀN PHONG.

Chia sẻ cùng chương trình, ông Bùi Hữu Dược – Vụ trưởng Vụ Phật giáo Ban Tôn Giáo Chính phủ, đã trình bày đôi nét về ảnh hưởng của Phật giáo đến cộng đồng người Việt và ông kết luận rằng

–         Qua buổi trao đổi về giá trị và ảnh hưởng của tinh thần Phật giáo, chúng tôi rất mong mỗi người bằng sự nhận biết, cảm mến, bằng trách nhiệm của mình, hãy nhân cái tính tốt của Phật giáo vào trong gia đình, trong xã hội, để mọi người cùng hiểu về giá trị đạo đức, tư tưởng văn hóa, đời sống Phật giáo. Qua đó, con người sống với nhau tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn, như người xưa nói

Nhất nhân tác phúc thiên nhân hưởng

Độc thụ khai hoa vạn thụ hương”,

tức một người làm phúc, ngàn người được hưởng; giống như trong rừng một bông hoa thơm hàng vạn bông hoa được thơm lây.

Mỗi người ngồi trên đất kinh Bắc ngày hôm nay hãy là một người con Phật chân chính, tự rèn dũa mình, tự tu tâm dưỡng tính, tự làm mình trở thành người tốt, người phúc đức để giúp trước hết cho mình, sau cho gia đình và cho xã hội. Hy vọng xã hội ta sẽ tốt đẹp hơn nhờ tất cả mọi người đều tốt đẹp”.

Sau bài phát biểu của ông Bùi Hữu Dược, những tràng pháo tay không ngớt vang dội dành cho hai vị Diễn giả vừa trình bày cho buổi tọa đàm. Đây chính là nguồn động viên vô cùng lớn đối với Ban Tổ Chức.

Mong rằng kết quả của buổi tọa đàm sẽ là bước đầu để giới Tăng Ni Phật tử tìm được hướng đi cụ thể, thích hợp và có lợi cho Phật pháp trong thời đại ngày hôm nay. Đây quả thực là một cơ hội rất may mắn cho những ai ngồi lại học hỏi, chia sẻ và giúp nhau tìm về cội nguồn xưa, định hướng, dựng lại một dòng Thiền Việt Nam bao trùm, toàn diện để cho cả thế giới phải chấp nhận.

Để kết thúc chương trình, ĐĐ.Thích Thanh Phương – Trụ trì chùa Sủi, nói lời cảm tạ hai vị Diễn giả và toàn thể khách mời tham gia buổi tọa đàm đã có những ý kiến đóng góp trên tinh thần phục chấn Thiền phong, để từ đó mỗi người mở lòng ra nhiều hơn mà góp phần vào sự phát triển chung của đạo Phật Việt Nam.

ĐĐ.Thích Thanh Phương lúc nào cũng khắc khoải, trăn trở, tưởng nhớ tới Chư Tổ và tự hào về vùng đất linh thiêng của mình. Tâm nguyện của Đại Đức là làm sao làm sống dậy cái phong cách Thiền, đỉnh cao của Thiền nơi Phật giáo ở đất Bắc này.

Tại buổi tọa đàm, Đại đức phát biểu “Các khu vực phía Bắc của chúng ta, ở đây ngoài việc đón các Lễ tết của dân tộc thì còn rất nhiều Lễ hội khác diễn ra trong các khu Lịch sử Văn hóa và nhà nước ta lúc đó rất khó có sự quản lý, để cho sự phát triển lan tràn, khiến cho con người đến với Lễ hội – thông qua Lễ hội không cảm nhận được cái tinh túy văn hóa của dân tộc ta. Vì vậy, chúng tôi đã phối hợp với Ban Tổ Chức chương trình của Ban Thông Tin Văn Hóa, được Bộ Thông Tin chuyển sang Bộ Văn Hóa, Giáo Hội Phật Giáo VN, UBND thành phố Hà Nội cùng với các Ban ngành địa phương, UBND huyện Gia Lâm, mạnh dạn đứng lên tổ chức chương trình MÙA XUÂN TÔN VINH VĂN HÓA DÂN TỘC, nhằm giới thiệu điểm thách thức của Phật giáo Việt Nam.

Thông qua Lễ hội này, chúng tôi mong rằng các nhà quản lý nhà nước VN cần phải gắn bó, duyệt xét các chương trình lễ hội làm sao diễn ra một cách vừa văn minh lịch sự, đánh giá một thời đại con người của chúng ta. Những điều gì có thể phát huy lên được thì chúng ta phải trân trọng lưu giữ, những gì lạc hậu cổ hủ thì chúng ta cũng phải sắp xếp loại trừ. Đây là mục tiêu của chúng tôi tổ chức một chương trình của Bộ Thông Tin Văn Hóa Dân Tộc và đặc biệt hôm nay có TT. Thích Chân Quang, ông Bùi Hữu Dược cùng tất cả quý vị khách mời đã tới đây tham gia buổi tọa đàm nói về Phật giáo cộng đồng người Việt”.

Đến đây, buổi tọa đàm kết thúc bằng bài thơ NẮNG MỚI của Cao Bá Quát, ông người làng Phú Thọ, Gia Lâm, là nhà thơ xuất sắc của Việt Nam thế kỷ 19, nhằm nói lên dư vị để lại trong lòng mỗi người thật tốt đẹp:

Xuân về xua hết rét mùa đông.
Hoa nở sáng nay đủ tía hồng.
Việc đời giá được như cây cỏ,
Sau mưa trời lại sạch, xanh trong.

                                                                 TUỆ ĐĂNG

Dưới đây là hình ảnh của Lễ hội truyền thống quê hương Sủi (Đại Dương) và toàn cảnh buổi tọa đàm có chủ đề PHỤC CHẤN THIỀN PHONG tại chùa Sủi – Gia Lâm – Hà Nội:

 

 

 

http://nuidinh.com/

 

Đoàn tăng sư Việt Nam khởi hành ra Trường Sa

 Thứ Sáu, 13 tháng 4 2012

Đoàn tăng sư Việt Nam khởi hành ra Trường Sa

 

 

Hình: AFP

Bức ảnh của Thông tấn xã Việt Nam công bố ngày 14/6/2011 cho thấy đảo Phan Vinh ở quần đảo Trường Sa

5 tăng sư Việt Nam đã khởi hành chuyến đi ra quần đảo Trường Sa trong kế hoạch lưu lại đây ít nhất nửa năm để dựng lại các ngôi chùa tại khu vực mà Trung Quốc cũng có tuyên bố chủ quyền này.

Các hãng thông tấn AP và AFP ngày 13/4 trích lời Đại đức Thích Giác Nghĩa từ trên con tàu hướng ra quần đảo Trường Sa cho biết mục đích chuyến đi nhằm cải thiện đời sống tâm linh cho cộng đồng người Việt trên một trong những hòn đảo ở Trường Sa, đa số là nhân viên quân đội và nông dân-ngư dân.

Theo AFP, phái đoàn tăng sư dự định tái lập 3 ngôi chùa bị bỏ hoang tại đây từ năm 1975, nhưng gần đây đã được trùng tu trong khuôn khổ nỗ lực của Việt Nam khẳng định chủ quyền trên quần đảo giàu tài nguyên này.

Tin cho hay Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài cũng sắp cử một phái đoàn ra thị sát Trường Sa. Tại cuộc họp báo ngày 12/4, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lương Thanh Nghị, nhấn mạnh các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, là những địa danh của Việt Nam, và vẫn theo lời ông Nghị, việc người Việt Nam tới thăm các nơi này là điều bình thường.

Nguồn: AFP, AP

http://www.voanews.com/vietnamese/news/canh-sat-vn-pha-vo-phan-khang-cua-dan-lang-04-24-2012-148660705.html

Lung linh đêm đại lễ rước ánh sáng Phật (TP Huế)

Lung linh đêm đại lễ rước ánh sáng Phật

Vào ti 5/5 (rm tháng 4), mt đi l tràn ngp ánh sáng màu nhim ca đc Pht đã din ra t chùa T Đàm đến bến Nghinh Lương Đình (TP Huế) mang tên rước ánh sáng Pht đ thp sáng 15.000 ngn hoa đăng th trên sông Hương.

 


Trao ánh sáng Phật từ lễ đài chính tại chùa Từ Đàm

Lễ hội nằm trong khuôn khổ tuần lễ Phật đản tại Huế phật lịch 2556 (2012), hưởng ứng “Năm Du lịch Quốc gia duyên hải Bắc miền Trung” do tỉnh Thừa Thiên Huế đăng cai tổ chức. Lễ hội được tổ chức trọng thể, công phu với sự phối hợp của nhiều ban ngành trong tỉnh, thành phố.

Từ 18h tối, các thầy trong Giáo hội Phật giáo tỉnh TT-Huế rước ánh sáng là một ngọn lửa của Phật từ Lễ đài Phật đản chính của Giáo hội tỉnh ở chùa Từ Đàm. Đoàn rước dưới sự hộ tống của lọng, phương trượng, đao trừ tà trong tiếng kèn chiêng trống bát nhã rộn rã. Rất đông người dân mặc áo tràng, đứng chắp tay niệm phật kín sân chùa Từ Đàm và dọc các tuyến phố. Sau khi lên 4 xe hoa, đám rước đi qua đường Phan Bội Châu, Lê Lợi, cầu Phú Xuân và về bến Nghinh Lương Đình.

Tại đây, đúng 19h, Lễ hội chính bắt đầu với 3 phần: Nghi thức hành chính, Nghi lễ tâm linh phụ diễn nghệ thuật trên 2 lễ đài trên bờ và dưới nước ở bến Nghinh Lương Đình. Những tiết mục như Ca Huế, nguyện cầu Quốc thái dân an, múa hoa đăng, phật tử hát với hàng vạn người dân, du khách đứng hai bên bờ sông sát lễ đài xem đã làm cho không khí thêm náo nức nhưng không kém phần trang nghiêm.

19h40’, các thầy thắp ánh sáng của Phật vào các đèn hoa đăng và mời các đại biểu thả xuống dòng Hương giang. Cùng lúc, 5 chiếc đò cùng các đơn vị gia đình phật tử đi thả hoa đăng trên sông . Có tổng cộng 15.000 hoa đăng đã được thả xuống cầu mong cho hòa bình, an lạc và hạnh phúc. Sông Hương đã được thắp sáng bằng ánh nến lung linh trong đêm cầu nguyện mang theo nhiều ước nguyện của người dân Huế và khách du lịch. Các thuyền rồng cùng 14 khóm hoa đăng treo đèn dọc sông đã tôn thêm cảnh đẹp huyền ảo trong đêm rằm Phật đản 2556 đáng nhớ. Pháo bông từ lễ đài và bờ bên kia sông Hương cuối cùng đã cùng thắp sáng bầu trời trên mặt nước sông Hương đầy đèn hoa.

 Theo Hòa thượng Thích Giác Quang, Phó ban thường trực Ban trị sự GHPG tỉnh TT-Huế, Lễ hội đã để lại một ấn tượng tốt, sâu lắng cho những ai tham dự. Lễ hội góp phần giới thiệu nét văn hóa tâm linh – chiều sâu của văn hóa Huế đến với mọi người…

Dưới đây là những hình ảnh do PV báo ghi lại trong đêm qua:


Ánh sáng Phật (lửa Phật) được rước cẩn thận và bỏ vào đài sen

Đoàn rước rời chùa Từ Đàm

4 thầy khiêng bông sen có ánh sáng Phật

Nguồn đọc thêm: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=384969#ixzz1u3rtkJlV
http://www.xaluan.com/

 

Post Navigation