Cư Sĩ Phật Giáo

Buddhists for a better world

Archive for the category “Phật Giáo”

TT.THÍCH CHÂN QUANG NÓI CHUYỆN VỚI TĂNG NI LỚP CAO CẤP GIẢNG SƯ – KHÓA V (2009 – 2012).

TT.THÍCH CHÂN QUANG NÓI CHUYN VI TĂNG NI LP CAO CP GING SƯ – KHÓA V (2009 – 2012).
24/03/2012

 

http://nuidinh.com

 

Nhận lời mời của TT.Thích Tấn Đạt – Ủy viên Thường trực HĐTS GHPGVN – Phó ban Thường trực BTC Lớp Đào Tạo Cao Cấp Giảng Sư, sáng ngày 17/03/2012 (nhằm ngày 25/02/năm Nhâm Thìn), TT.Thích Chân Quang (BRVT) đã đến thăm và có buổi nói chuyện, chia sẽ kinh nghiệm Hoằng pháp với Tăng Ni Giảng sinh Lớp Cao Cấp Giảng Sư BHP TW GHPGVN – Khóa V, tại Giảng đường Chùa Hòa Khánh (215 – Phan Văn Trị – F.11 – Q.Bình Thạnh – TP.HCM).

Buổi nói chuyện diễn ra hết sức gần gũi, thân tình và sôi nổi với phần phát biểu của các Giảng sinh nhưng chứa đựng nội dung vô cùng sâu sắc, phong phú với chủ đề KINH NGHIỆM THUYẾT GIẢNG.

TT.Thích Chân Quang là một vị Giảng sư đã thành công trong sự nghiệp hoằng pháp độ sinh. Hy vọng với sự chia sẻ bằng kinh nghiệm hơn hai mươi năm thuyết giảng của mình, Thượng tọa có thể đóng góp vào sự nghiệp hoạt động giảng dạy của các Tăng Ni Tân Giảng Sư tương lai. Nhân đây, Thượng tọa giới thiệu tập sách NHỮNG BÀI GIẢNG HOẰNG PHÁP cho Tăng Ni sinh tham khảo. Đây là tập sách tập hợp tất các bài về Kỹ năng Hoằng pháp do Thượng tọa giảng dạy tại trường TCPH tỉnh Long An. Phần nội dung của Giáo trình này là sự tổng kết kinh nghiệm sau nhiều năm giảng dạy của chính mình. Thượng tọa ước muốn được đóng góp thật nhiều cho giáo trình Hoằng pháp Diễn giảng của nền Phật học chung. 

Mở đầu buổi nói chuyện, Thượng tọa nhắc nhở các vị tân Giảng sư nên xác định hướng hoằng pháp và đối tượng hoằng pháp cho mình trong suốt cuộc đời để có sự chuẩn bị trước, giống như một sứ mệnh tự đặt cho mình. Ví dụ chúng ta có duyên với đồng bào sắc tộc miền núi, muốn đem ánh sáng Phật pháp đến đó thì nên hiểu qua một số đặc tính của họ (văn hóa, ngôn ngữ, tập tục, đời sống. v.v..,) để việc giao tiếp, giáo hóa được thuận lợi hơn. Hoặc một người nghĩ mình có thể bao quát giảng dạy tất cả mọi đối tượng thì nên nuôi dưỡng tâm hồn và tu hành thật kỹ. Chỉ những người vất vả chiến đấu với những sai lầm của mình mới là người hoằng pháp chân chính; đồng thời những lời được nói ra từ kinh nghiệm tu hành vất vả là cả một sức mạnh làm lay chuyển người nghe. Nên nhớ một điều “Chân lý ta dạy từ cái tâm tu hành chứ không phải từ cái ta hiểu biết”.  

 

Để thành một Giảng sư giỏi chúng ta phải có một nguồn đạo lý sung mãn tràn đầy để có thể chia sẻ với mọi người mãi mãi. Muốn có đạo lý trong tâm phải học hỏi rất nhiều những giáo lý căn bản từ kinh tạng nguyên thủy ban đầu của Phật như Luật Nhân Quả Nghiệp Báo, Tứ Diệu Đế, Mười Hai Nhân Duyên, Tứ Niệm Xứ, v.v… Trong đạo lý, càng tiếp cận xác ý của phật, biết ứng dụng vào đời sống tu hành để trở thanh giáo lý sống của mình (không phải nghe sao nói lại vậy) thì chúng ta có cơ duyên sau này mở ra giáo lý nhiếp hóa chúng sinh rất rộng. Ngược lại, cách càng xa ý của Phật chừng nào thì đối tượng mà ta giáo hóa càng hẹp chừng ấy, bởi vì ta đi theo ngọn. Còn nắm được cái gốc của đạo lý ta thấy hết toàn bộ. Do đó, tầm nhận thức của ta về giáo lý phải cố gắng tiếp cận xác ý của Phật.

Để gọi là một Giảng sư thành công thì giáo lý mình thuyết giảng phải hấp dẫn, có giá trị rõ ràng, tầng lớp nào nghe cũng thích vì có lợi cho họ và suốt cuộc đời làm Giảng sư tỉ lệ bài giảng hay phải tối đa. Ví dụ có 100 bài giảng mà tỉ lệ 5/5 (tức 50 bài hay và 50 bài dở ) thì cũng không gọi là Giảng sư thành công. Phải bảo đảm là 70 bài hay và 30 bài đạt mức trung bình thì đó là Giảng sư tốt, chứ  nếu tỉ lệ bài giảng hay ít quá thì cũng không được. Muốn giảng cho hay là cả một bí quyết, năng khiếu, tài năng, trí tuệ, công đức, kiến thức chứ không phải là chuyện đơn giản. 

Theo quan điểm của Thượng tọa “Đàm đạo là bước đầu của Diễn giảng”, muốn thuyết giảng được thì phải học đàm đạo trước, phải tự rèn luyện trên thực tập này đến thực tập kia, chứ không phải tự nhiên bước lên làm Giảng sư. Vì vậy, ai đã đi qua kinh nghiệm đàm đạo sẽ có thể ứng khẩu diễn giảng về sau.

Một vị Giảng sư làm thầy thiên hạ thì cần có hai điều hơn người, đó là giới hạnh đạo đức hơn người và trí tuệ – kiến thức hơn người. Chính tư cách đạo đức của ta là sự bảo đảm cho những lời ta giảng. Không chỉ vậy, một vị Giảng sư ngoài trình độ tâm linh vững chắc, uyên thâm Phật pháp, đạo đức chuẩn mực còn cần phải có kiến thức của thời đại, kiến thức nội điển, ngoại điển. Trong bài giảng mà chúng ta nói kiến thức khoa học chuẩn mực một chút thì bỗng nhiên có sự thu hút kỳ lạ, dù họ là đối tượng trí thức rất cao vẫn bị ta thuyết phục vì trong lĩnh vực ngành nghề của họ có những cái gốc mình hiểu hơn họ, vẫn dạy cho họ được, đó là cái khéo của ta.

Nếu quý Tăng Ni Giảng sư chấp nhận mình có đối tượng bao quát, ai mời cũng giảng được hết thì chúng ta phải am hiểu kiến thức nội điển, ngoại điển rất lớn. Ngoài ra, còn đòi hỏi ta có trí nhớ, thông minh và sự nhận thức cuộc sống nhạy bén. Nhìn điều gì trong cuộc sống cũng thấy vô số đạo lý hiện ra như câu nói “Tất cả các pháp đều là Phật pháp”. Ví dụ ăn cơm, uống nước hay kẹt xe cũng là Phật pháp.

Diễn giảng là phải ứng khẩu tại chỗ, tức thời. Thượng tọa đưa ra các mảng đề tài gợi ý được đặt ra trong cuộc sống, trong sự tu hành mà nếu ai đó mời ta giảng về vấn đề đó thì phải giảng như thế nào, để các Tăng Ni Giảng sinh tập hình dung về tính nhạy bén của mình đối với nhu cầu của thính chúng, bởi vì trong cuộc đời Giảng sư khi có ai hỏi phải trả lời liền dù không có thời gian chuẩn bị. Ví dụ, hiện nay vấn đề nóng bỏng của xã hội là ùn tắc giao thông nếu được mời giảng về đề tải này thì chúng ta trình bày như thế nào để thuyết phục được người nghe.

Đến đây, không khí buổi nói chuyện tại Giảng đường chùa Hòa Khánh bổng sinh động hẳn lên bởi ý kiến phát biểu của các vị tân Giảng sư và lời nhận xét của TT.Thích Chân Quang đối với những ý tưởng mà các vị phát biểu sau mỗi đề tài Thượng tọa gợi ý và buộc các Giảng sinh phải giải đáp liền. Tiếp theo, Thượng tọa phân tích cho thấy để gọi là một Giảng sư có tầm cở phải hội đủ những yếu tố nào.

Lại nữa, để có một bài giảng thuyết phục được người nghe thì cách nói rất quan trọng. Muốn nói cho dễ hiểu và hấp dẫn tất cả mọi người thì khả năng dùng từ phải phù hợp với người nghe, không sai ngữ pháp, không nặng nề học thuật. Ngoài ra, cách sắp xếp câu cú, chuyển ngữ phải hợp lý.

Để là một Giảng sư thành công, có 3 yếu tố lệ thuộc:

1/ Lệ thuộc vào duyên phước với chúng sinh trong quá khứ. Người nào trong quá khứ từng kết duyên lành với chúng sinh nhiều thì tự nhiên dễ được chúng sinh ủng hộ, khen ngợi và giới thiệu lẫn nhau. Có khi ta giảng chưa hay lắm nhưng lại được nhiều người thích mà không biết tại sao. Đây là lý do bí mật. Còn người ít duyên với chúng sinh quá sẽ rất khó là một Giảng sư thành công.

2/ Lệ thuộc vào sự gia hộ của Chư Phật, Chư Bồ tát trong hiện tại. Ai nghĩ rằng ta giảng bằng cái tài của mình thì thời gian sau không giảng được, hễ có một chút kiêu mạn thì dừng lại liền. Ngược lại, một người giảng bài rất thành công nhưng tự biết không phải do trí tuệ tài năng của mình mà được Chư Phật gia hộ. Người khiêm hạ như vậy thì sự nghiệp Giảng sư sẽ bền vững và còn tiến xa hơn nữa. Muốn được Phật gia hộ ta phải biết khiêm hạ, lúc nào cũng nghĩ ta chỉ là công cụ của Phật. Thượng tọa nhắc nhở “Sự kiêu mạn hay khiêm hạ là yếu tố quyết định sự nghiệp Giảng sư của ta. Nếu nghiệm kỹ mọi điều trong cuộc sống, chúng ta sẽ không dám kiêu mạn, trái lại càng khiêm hạ để tiếp tục vững bước trên con đường làm Phật sự”.

3/ Lệ thuộc vào sự khả ái vô hình nơi chính chúng ta. Đây gọi là phước duyên nhân quả. Cái khả ái vô hình này không phải là nét đẹp bên ngoài mà là duyên ngầm bên trong do cái đức tu tỏa ra của một người thường xuyên lễ Phật, sám hối, biết kính trọng các vị Tôn túc, biết yêu thương huynh đệ, đối với phật tử giữ sự khiêm hạ quý mến, thường hay giúp đỡ người khác, làm các công đức vô số v.v… Người có nét khả ái vô hình, khi người khác nhìn vào họ sẽ thấy dễ chịu. Có thể người đó chưa từng có duyên với chúng ta trong quá khứ nhưng trong hiện tại, tự nhiên nhìn họ ta thấy mến bởi sức hút vô hình của họ hay còn gọi là đức tu. Để có được đức tu thì phải thực hành ba nghìn oai nghi, tám muôn tế hạnh và Thượng tọa khuyến tấn mọi người hãy cố gắng tu.

Thượng tọa cảnh báo, có hai tiêu chuẩn vàng của Giảng sư là một bài giảng phài đúng ý Phật và phải hấp dẫn. Một vị Giảng sư mà thuyết giảng sai ý Phật, giảng nhầm tà kiến thì mang tội, thậm chí có khi chết rồi đọa địa ngục, đọa súc sanh. Hiện nay cách Phật đã hơn 2500 năm, liệu ai dám chấp nhận mình luôn luôn hiểu đúng ý Phật. Vì vậy, mục tiêu giảng cho đúng ý Phật là một điều mà vị Giảng sư nào cũng phải đau đáu suốt đời, nhất là sợ chủ quan theo ý mình mà giảng sai lời Phật dạy.

Hiểu đúng ý Phật là tiến trinh của nhiều kiếp, không lệ thuộc ai. Những điều Bổn Sư hay Giáo thọ Sư ta dạy chỉ là gợi ý mà thôi và chính ta, mãi mãi đi tìm cái bản ý chuẩn xác nhất của Phật là gì, để ta học, ta tu, ta theo đuổi và ta giảng dạy. Do đó là người Giảng Sư để gọi là làm lợi ích cho chúng sinh thì phải giảng đúng ý Phật. Để tìm ý Phật thì kết lại vẫn là học, nhưng sau đó phải tu. Thượng tọa nhấn mạnh  “Có tu” ta mới kiểm tra lại giáo lý đang học đúng hay không? Còn không, ta cứ nói như sách nói, nhiều khi không đúng lắm. Sách cổ của mấy ngàn năm qua cho đến sách hiện đại đều vẫn có thể nói sai ý Phật. Nên nhớ, các vị Tông sư ngàn xưa cho đến những vị Tông sư  – Danh Sư của thời nay, ai cũng chỉ là sự gợi ý cho ta để ta tìm tới ý của Phật, chứ không chắc ai đã hiểu đúng ý của Phật. Đừng bao giờ lệ thuộc vào bất cứ một tác phẩm nào dù ta nghe bao điều tôn vinh ca ngợi. Chỉ là ta phải tu và trải nghiệm để tìm ý của Phật. Cho nên, Giảng Sư phải là người giỏi tu rồi mới giỏi nói.

Chúng ta biết ơn tất cả những vị Tông sư, những vị Danh Sư, Bổn Sư, Giáo thọ sư vì họ là người gợi ý cho ta để tìm được bản ý đúng nhất của Phật. Khi tìm được bản ý tạm gọi là gần đúng nhất ý của Phật thì ta mới có được những lời dạy, những bài giảng lợi nhất cho chúng sinh. Còn nếu ta nói sai thì cửa địa ngục mở. Cho nên, đối với một vị Giảng Sư, tuy nhìn thấy có vẻ là vinh quang đó nhưng nguy hiểm cũng rất là lớn. Giảng Sư là lực lượng chủ đạo để phát triển Phật giáo nhưng họ cũng có thể là những người làm cho đạo Phật lụi tàn và chính họ cũng sẽ đọa vào ác đạo, rất là đáng lo. Do đó chúng ta phải rất khiêm hạ, lúc nào cũng cần cầu, lễ Phật sám hối, đừng bao giờ chủ quan là tự sức mình mà xin Phật gia hộ cho ta luôn hiểu đúng ý Phật, nói được đúng ý Phật. Mà ý Phật vẫn là cái gì cao xa, khó ai với tới được.

Yếu tố vàng thứ hai của một bài giảng là vị Giảng sư phải nói sao cho thật hấp dẫn. Nếu giảng đúng ý Phật rồi mà nói khô quá, nghe không lọt tai thì cũng không thành một bài giảng có lợi ích cho chúng sinh, cũng giống như mình có của báu cho mà người ta không lấy được. Vì vậy, ta phải giảng cho hấp dẫn.

Kế đến, Thượng tọa đưa ra một hình ảnh hết sức sống động và dễ hình dung về một bí quyết làm sao thuyết giảng cho hay được rút ra từ sự chiêm nghiệm bản thân và của các tài danh khác để có thể nói rằng “Không chỉ có lĩnh vực âm nhạc, kiến trúc mà trong lĩnh vực giảng dạy cũng vậy, khoảng những năm đầu đi giảng, ít khi ta giảng bài tự mình soạn mà cứ giảng lặp lại cho hay bài giảng của vị Giảng sư nổi tiếng nào mà ta cảm thấy thích. Tuy nhiên, trước khi giảng chúng ta nên nói rõ tựa đề và xuất xứ. Giống như ca sĩ, khi lên sân khấu cũng giới thiệu tên người hát, tựa đề bài hát và tên tác giả rồi họ hát. Chúng ta thấy, cũng một bài hát mà người hát chổ này… người hát chổ kia. Mỗi lần hát là một lần mới, mỗi lần hát là bộc lộ bản lĩnh của người ca sĩ và người ta không khen nhạc sĩ mà khen ca sĩ. Cũng vậy, những năm đầu trong đời làm Giảng sư, chúng ta cứ giảng lại cho hay bài giảng của những vị Giảng sư nào đó. Khi ấy người ta không khen tác giả cũ mà khen người đang giảng. Thật sự khi ta giảng lại bài giảng ấy, ta có quyền điều chỉnh chút xíu cho hay hơn. Đây là một lợi thế và trong khi diễn đạt nó vẫn bộc lộ bản lĩnh riêng cũng như công đức tu hành của ta trong đó, chứ không bao giờ giống y khuôn bài cũ.

Cứ vậy, chúng ta lặp lại những bài giảng của các Giảng sư khác trong một thời gian thì bổng nhiên ta có sức sáng tác, tự mình tạo ra được những bài giảng mới độc đáo và rất hấp dẫn. Lúc đó ta đạt được yếu tố thứ hai là giảng hấp dẫn.

Và một thú vị khác, Thượng toạ phân tích cái nhân quả vì sao chúng ta giảng bài của người khác cho đến khi tự tạo được bài giảng riêng thì ta giảng hay, lưu loát. Chung qui là do cái nhân của sự khiêm hạ. Nếu lúc nào chúng ta cũng yêu kính – tôn trọng những bậc đi trước vì có họ Phật pháp mới được nối tiếp, tồn tại. Lòng yêu kính các bậc Giảng sư tiền bối, những bậc Giảng sư cùng thời và luôn ủng hộ những huynh đệ đồng học với ta, đồng bước ra ngoài  làm các phật sự và tự biết sự giới hạn phạm vi của mình, đừng đi quá đà …đó là cái phước để ta trở thành Giảng sư giỏi. Còn đối với những bậc tiền bối đi trước mà có lòng bất kính, hay nói lời đố kỵ thì tự ta đánh mất sự nghiệp tu hành của mình. Một người Giảng sư đã thành danh hay những người tạm thành danh, trong cuộc đời giảng dạy cứ mong có nhiều người giảng giỏi hơn mình để nối tiếp Phật Pháp; đồng thời ai giảng cũng hòa với cái lõi chung của đạo Phật để đạo Phật không bị phân hóa.

Mạng mạch Phật giáo tồn tại được do 3 điều:

1/ Do những vị tu chứng, mặc dù chưa phải là A La Hán nhưng có công đặc biệt là người giữ gìn mạng mạch cho Phật giáo.

2/ Những người chưa tu chứng nhưng giới hạnh đàng hoàng.

3/ Do những bậc Giảng sư.

Tiếp theo, Thượng toạ trình bày những kỹ thuật để giảng hấp dẫn:

-Trong bài giảng ta đừng nói dài, nói lâu, vượt quá khả năng tập trung lắng nghe của thính chúng mà phải biết kiểm soát được bài giảng đúng thời gian theo hoàn cảnh lúc đó.

-Đừng dùng ngôn ngữ chuyên môn của mình nhiều quá, phải nói bằng ngôn ngữ của người nghe.

-Bài giảng hấp dẫn nhờ trích dẫn thơ ca hoặc đan xen những câu chuyện kể, nhưng tỷ lệ của chuyện kể cũng vừa chừng thôi.

Sau cùng, Thượng toạ nhắc nhở những người Hoằng pháp phải để ý đến quan điểm về chính trị, vì từ xưa đến giờ chưa có một tôn giáo nào thoát khỏi chính trị. Nhìn lại lịch sử chúng ta thấy, thời đại nào mà đạo Phật được sự ủng hộ của quyền lực chính trị thì thời đại đó Phật giáo hưng thịnh. Ngược lại thì Phật giáo khó hoạt động, khó phát triển. Do đó, để quyết định sự phát triển của Phật giáo, người của đạo Phật phải có quan điểm chính trị vừa phù hợp với đạo lý, vừa phù hợp với xã hội.

Phương châm hoạt động của Giáo hội ta là Đạo pháp – Dân tộc – CNXH. Bằng cái nhìn của đạo đức Phật giáo, Thượng toạ phân tích cụm từ CNXH cho thấy ý nghĩa của nó không còn là chính trị nữa mà là một lý tưởng đạo đức. Chúng ta phải thông suốt về quan điểm này thì mới hoan hỷ làm việc, còn như cứ mơ hồ thì làm gì cũng là một sự gượng ép.

Tóm lại, buổi nói chuyện về chủ đề KINH NGHIỆM THUYẾT GIẢNG do TT.Thích Chân Quang đảm trách, đã mở ra nhiều quan điểm mới, giúp cho các Tăng Ni Giảng sinh định hướng được con đường đi của mình. Tuy rằng thời gian gặp gỡ, trao đồi với nhau ngắn ngủi nhưng trước tấm lòng nhiệt tâm chia sẻ hết kinh nghiệm hoằng pháp của mình cho thế hệ sau được giỏi hơn của TT.Thích Chân Quang, đã để lại một niềm tin sâu lắng, một niềm quý kính vô cùng trong lòng Tăng Ni sinh Lớp Cao cấp Giảng sư. Và từ cảm xúc đó, một vị Giảng sinh đã cảm tác bài thơ dâng lên cùng dường Thượng toạ Giảng sư trước khi chia tay.

TUỆ ĐĂNG

 

Dưới đây là hình ảnh buổi nói chuyện của TT.Thích Chân Quang với Tăng Ni Giảng sinh lớp Cao cấp Giảng sư khoá V tại chùa Hoà Khánh – TP.HCM:

 

 

 

 

Hiện tượng Duy Tuệ mạo danh Phật Giáo – Vô Thường

vô thường

thayloimuonnoi@gmail.com 123.20.147.72

 Đăng ngày 2012/03/29 lúc 8:06 sáng

Thật tội nghiệp và thương xót cho những người đang hết lòng hết sức hết công hết của phục vụ cho mưu đồ lập đế chế Duy Tuệ của nhà kinh doanh tài ba Duy Tuệ. Ông ta đã lên kế hoạch rất chi tiết cho con đường tạo lập đế chế Duy Tuệ bằng các nước cờ sau: – Ban đầu, ông ta nghiên cứu rất kỹ các kinh sách và lời dạy của Phật, rồi viết lại các lời dạy của Đức Phật và để tên tác giả là Duy Tuệ. Những ai không có nền tảng căn bản Phật Giáo, rất dễ bị thu hút bởi những lời lẽ cao siêu, mờ mờ ảo ảo của ông ta, bởi ông dùng chính lời của Phật thì làm sao mà không cao siêu cho được. -Kế tiếp, ông ta tự vẽ ra một Duy Tuệ đắc đạo, thông tuệ, dùng miệng lưỡi ngang ngược để lật ngược mọi điều người khác nói, dùng đòn tâm lý để người học không thể tranh luân với những lập luận không hề có hệ thống, không hề có nền tảng của ông ta. – Tự khoác một bộ mặt đạo đức, thương người, để đánh vào xúc cảm yếu đuối của số đông, giả vờ thương người để lợi dụng nhân lực, tài lực, trí lực của những người mê muội, cô đơn, không có chỗ dựa tinh thần – Dùng thủ đoạn tâm lý làm cho người nghe thấy sướng, thấy vui, Ông ta không hết lời khen ngợi, tán dương, tâng bốc bất kể điều gì mà đệ tử ông ta làm, cũng như ông ta tự tang bốc chính mình để tự tạo nên một hào quang mà thu hút những người không biết rõ thấy rõ thủ đoạn của ông ta. – Đánh vào tâm lý cô đơn và muốn được công nhận, được khen ngợi của con người, ông ta khiến cho người theo ông ta luôn cảm thấy mình là thánh thiện, là Phật, là thông minh, sáng trí hơn người. – Chiêu dụ sự tham gia của những người có thế lực, tiền của, làm việc trong các ngành truyền thông để họ tự nguyện rao giảng và truyền bá tư tưởng tự do hết sức nguy hiểm của ông ta, tìm mọi cách để bảo vệ ông ta. Những lý luận của ông ta hết sức là vô căn cứ, hết sức bản ngã, hết sức chủ quan, cá nhân, nhưng vì ông ta thỏa mãn được tâm lý của một số người cô đơn, thiếu căn bản tâm linh, ông ta hô hào ca ngợi một đầu óc tự do, sự tự do tuyệt đối của đầu óc, nên nhiều người thích được nghe ông ta khen ngợi, tưởng ông ta thương mình thật. Điều này là vô cùng tại hại, khi mà một xã hội chỉ toàn những người sống tự do, không tôn trọng bất kỳ luật lệ, trật tự hay chuẩn mực nào, đối đãi với nhau dựa trên tình cảm, cả nể và theo hùa với nhau. Ông Duy Tuệ dùng mọi thủ đoạn, phương tiện để truyền bá một tư tưởng tự do, dùng các con bài là những người có khả năng nào đó để phục vụ cho ông ta nhưng thiếu căn bản tâm linh, dễ bị mê hoặc bởi số đông do không có chính kiến, không đủ khả năng lý luận, trí tuệ để phân định đúng sai, không thấy được cái hại tư tưởng tự do mà ông ta đang truyền bá. Ông Duy Tuệ, xin hãy dừng lại, đừng tiếp tục con đường đầu độc đầu óc người khác để kiểm soát tinh thần và điều khiển họ phục vụ cho tham vọng bá chủ tâm linh và các tham vọng khác của ông. Xin ông hãy dừng lại. Phương pháp thiền của ông ta chẳng có gì là mới, vì đó là những kỹ thuật được sao chép từ các phương pháp thiền lâu đời khác như Vipassana, thiền Tứ Niệm Xứ, nhưng được xào nấu lại chút. Người nào không nghiên cứu, chưa học thiền thì tưởng đó là do ông ta sáng tạo, nhưng những ai đã có nền tảng căn bản về tâm linh, về thiền, đều nhận ra những copy của ông ta từ các phương pháp lâu đời và những tư tưởng mà ông ta copy từ nhiều nguồn, sau nhiều năm ông ta đã đầu tư nghiền ngẫm để ngày nay ông khua miệng lưỡi nói rằng do ông ta sáng tạo, do ông ta thông nhận được từ trí tuệ vô biên của ông. Ông ta tự dùng uy tín từng là một doanh nhân thành đạt để thu hút các doanh nhân bỏ tiền cho ông ta làm đạo. Vậy ông ta đã kinh doanh cái gì, công ty gì, uy tín đến đâu, thành đạt đến đâu, nhân thân thế nào, ông ta không hề nói rõ. Ông luôn dùng cách nói mập mờ để che trí người nghe, giống như các ông thầy bói luôn nói nước đôi để đường nào cũng thấy đúng. Ông ta chê bai các ông sư lập chùa, dùng của cúng dường của Phật tử cho cá nhân thì ông ta cũng làm điều không khác. Ông ta dùng miệng lưỡi của mình, đóng vai một ông thầy đầy tình thương để tín đồ của ông bỏ công bỏ sức, bỏ tiền phục vụ cho ông, mua sắm cho ông, và ngụy biện cho sự sống xa hoa của ông ta. Không những thế, ông ta dùng cả những đứa trẻ để lập đạo, đánh vào tình mẫu tử để thu hút thêm tín đồ. Nếu ai tỉnh táo, có trình độ nhận thức, sẽ thấy được tính thiếu hệ thống và thiếu cơ sở khoa học trong các sách, các băng đĩa của ông ta. Hệ thống giáo dục của Việt Nam và thế giới đã có rất nhiều những tài liệu, giáo trình giảng dạy, đào tạo hết sức khoa học và có hệ thống. Thế mà ông ta lại cố gắng đả phá và khuyến dụ tín đồ của ông mê muội đi theo chương trình đào tạo vô căn bản và không phương hướng, từ bỏ những gì thế giới đã nghiên cứu và chứng minh, đã cho thấy giá trị và hiệu quả, để tung hô ca ngợi cái trí tuệ độc tài và đầy bản ngã của ông ta, và tự biến mình thành bản copy của ông ta. Ông ta rao giảng những điều mà ai nói cũng được, và tự đánh bóng cho nó rằng chỉ có ông ta biết và có khả năng biết và dạy những điều này. Các em trẻ tuổi nếu mải mê chạy theo sự giáo dục của ông Duy Tuệ,thì thật là tiếc cho các em, tiếc cho trí óc đầy tiềm năng của các em. Tương lai của Việt Nam sẽ ra sao nếu có quá nhiều người bị ông ta thu hút, chiêu dụ, nhồi sọ những tư tưởng độc hại? Rất mong các cơ quan chức năng tham gia xem xét để có tiếng nói chính thức trên các báo khác, chứ không chỉ trên các báo dành cho Phật Tử. Còn rất nhiều người khác cần được đánh động về tư tưởng và sự giáo dục độc hại này. Các ngòi bút thật dũng cảm khi viết những bài viết đánh động nhận thức xã hội thế nà

Thích Nhất Hạnh :Tôi sẽ nói gì với Osama Bin Laden – What I would say to Osama bin Laden

What I would say to Osama bin Laden

Interview by Ann A. Simpkinson (website: Beliefnet.com) on Sept. 21, 2001

 

Tôi sẽ nói gì với Osama Bin Laden – Phỏng vấn Thiền sư Nhất Hạnh

Nguyễn Hạnh Hoài Vy & Đỗ Thuận Khiêm dịch

—> English version by Ann A. Simpkinson [Thanks to Revised by Beliefnet]

Thích Nhất Hạnh là một tu sĩ Phật giáo Thiền tông Việt Nam, người đã hoạt động không biết mệt mỏi cho hòa bình trong suốt chiến tranh Việt Nam, tái dựng xây làng mạc từng bị huỷ hoại vì chiến tranh thù hận. Tiếp sau bài diễn văn chống chiến tranh nhân một chuyến đi thuyết giảng tại Hoa Kỳ, người bị cấm trở về nước và lưu vong ở Pháp. Năm 1967, mục sư Martin Luther King, Jr. đã đề cử người cho giải Nobel Hòa Bình. Hiện nay, người là một nhân vật nổi tiếng quốc tế về công trình giảng dạy và sáng tác về “sự tỉnh thức”, và hoạt động Phật sự cho tinh thần “Phật giáo dấn thân”. Thầy, một cách xưng hô nồng ấm của các đệ tử, đã chia xẻ những ý tưởng với chúng tôi, làm thế nào để Mỹ có thể “đối trị” với vụ tấn công khủng bố vừa qua. Bài phỏng vấn này sẽ xuất hiện trong cuốn sách sắp ra mắt “Ngoài đống tro tàn: một đáp ứng tâm linh cho thảm kịch của nước Mỹ” được in chung với website Beliefnet và nhà xuất bản Rodale.


Nếu có thể nói với Osama bin Laden, thầy sẽ nói gì với ông ta ? Tương tự, nếu nói với phía người Mỹ, cá nhân cũng như cả nước, thầy sẽ khuyên nhủ những gì ?

Nếu được có cơ hội tiếp xúc mặt đối mặt với Osam bin laden, việc đầu tiên tôi làm là lắng nghe. Tôi sẽ tìm hiểu tại sao ông ta đã hành động bằng cách tàn bạo như vậy. Tôi sẽ tìm cách thấu hiểu những đau khổ đã dẫn dắt ông ta tới bạo động. Không phải là chuyện dễ dàng để tìm hiểu qua cách đó, vì vậy mà tôi sẽ giữ cho tâm tĩnh lặng. Tôi cần có một số bạn đồng hành với mình, những người đã từng thực hành biết lắng nghe sâu thẳm, nghe không phản ứng, không phán xét, không lên án. Bằng cách đó, một bầu khí trợ lực sẽ tạo cho ông ta cùng với các cộng sự có thể chia xẻ hoàn toàn, cho họ tin tưởng rằng họ đã được lắng nghe.

Sau khi lắng nghe trong khoảnh khắc nào đó, chúng ta cần một chút nghỉ ngơi để cho những gì đã được nghe đi vào trong ý thức. Chúng ta chỉ có thể đáp ứng bằng tâm tĩnh lặng; từng điểm một những gì họ nói. Bằng một đáp ứng dịu dàng nhưng vững chãi như vậy, chúng ta sẽ giúp họ tự khám phá sự “ngộ nhận” của họ để rồi họ tự ngưng ngay những hành động bạo động từ trong ý chí.

Đối với người Mỹ, tôi khuyên chúng ta nên làm những gì để họ tái lập sự tĩnh lặng, sáng suốt trước trạng huống như vậy. Đáp ứng một cách vội vã, thiếu sự hiểu biết là một việc rất nguy hiểm. Điều đầu tiên chúng ta có thể làm là nên dịu lại ngọn lửa sân hận và thù ghét trong mỗi chúng ta. Như tôi đã đề cập trước đó, thật là tàn bạo nếu ta nuôi dưỡng dự thù ghét và bạo động, hãy tức thời dẹp bỏ sự nuôi dưỡng tinh thần thù ghét và bạo động.

Khi chúng ta phản ứng trong sự sợ hãi và thù hận, tức là chúng ta chưa hiểu được một cách sâu xa trạng huống. Hành động trả đũa chóng vánh và thiển cận chẳng thật sự mang lại ơn ích gì. Nhưng nếu chúng ta biết đè nén sự giận dữ, nhìn sâu vào sự cố , và lắng nghe với thiện ý để tìm hiểu nguồn gốc khổ đau nào đã tạo nên những bạo hành , thế rồi những người can dự trong cuộc sẽ có đủ sự sáng suốt để nhận ra con đường hàn gắn và hòa giải.

Ở Nam Phi , có Uỷ Ban Hòa giải và Chân lý đã thực hành nguyên lý này. tất cả các phía can dự vào những việc bạo động và bất công đã đồng ý lắng nghe nhau trong không khí trầm tĩnh và hiểu biết, cùng nhìn sâu vào vào nguồn gốc đã tạo nên bạo động và bất công để cùng thỏa thuận giải quyết sự cố. Sự hiện hữu của những vị lãnh đạo có tinh thần vững mạnh thật là hữu ích để hổ trợ và điều khiển trong trạng huống như vậy. Chúng ta có thể coi nó như một mô thức để giải quyết những tranh chấp đang gặp phải trong giây phút này; và không cần phải chờ đợi nhiều năm mới nhận ra được điều đó.

Thầy đã từng có những kinh nghiệm về sự huỷ hoại bởi chiến tranh Việt Nam và đã nổ lực hành động để dập tắt những thù hận ở đó. Vậy thầy sẽ nói gì với những người đang đau buồn và điên tiết vì có người thân đã hy sinh trong trong trận tấn công khủng bố vừa qua ?

Tôi đã từng bị mất mát những đứa con tinh thần trong chiến tranh trong khi họ đã đi vào những vùng giao chiến để cứu các nạn nhân còn sống sót dưới những trận bom. Một số người bị chết vì chiến tranh, nhưng cũng có một số bị giết vì đã bị hiểu lầm là họ đã đứng trong phe đối nghịch. Khi nhìn đến bốn thi thể những đứa con tinh thần của tôi chết bằng hình thức bạo hành như vậy, tôi đau đớn sâu xa.

Tôi hiểu nỗi khổ đau của những người đã mất người thân trong thảm trạng này. Trong tình trạng của sự mất mát to lớn và đau buồn đó, tôi đã cố gắng giữ mình trong tĩnh lặng đễ bảo tồn sự sáng suốt của trí não, sự thấu hiểu của con tim và lòng từ ái. Bằng sự thực hành quán tưởng sâu xa, tôi nhận ra rằng nếu tôi đáp ứng sự tàn bạo bằng sự tàn bạo, thì sự bất công và khổ đau chắc chắn sẽ không chấm dứt.

Khi được tin ngôi làng Bến Tre (Việt Nam) bị ném bom,  và người phi công nói với các ký giả rằng họ đã hủy hoại như vậy là để cứu ngôi làng, tôi thật sự bàng hoàng, và đau nhói bởi sầu não và sân hận. Chúng tôi thực hành ngay thiền hành, với những bước đi trầm tĩnh và ưu ái để tìm lại tĩnh lặng và hòa bình trong tâm.

Mặc dầu giữ cõi lòng mở rộng trong lúc đó thật là khó khăn, nhưng cũng sẽ rất là tàn khốc nếu chúng ta phản ứng ngay, bằng cách nào đó, khi chúng ta không có sự tĩnh lặng và sự sáng suốt để thấy rõ sự thật của tình huống. Chúng ta biết rằng phản ứng với bạo hành và thù hận chỉ gây thêm tồn hại cho chính mình và cho chung quanh chúng ta. Chúng tôi thực hành (trong khả năng có thể) thiền quán, nhìn sâu vào sự khổ đau của người đang gieo rắc bạo hành trên chúng tôi, để hiểu người ấy và hiểu chính mình sâu sắc hơn. Với sự thấu hiểu đó, chúng tôi mới có thể phát ra lòng từ ái và làm dịu nỗi khổ đau của chính mình và của người khác.

Thế nào là “Chánh Nghiệp” cần được xử dụng để đáp ứng lại hành động tấn công khủng bố ? Chúng ta có thể tìm thấy công lý qua hành động quân sự chăng ? Qua các tiến trình pháp lý ? Bằng hành động quân sự và/hay bằng sự trả đủa được biện minh rằng việc này có thể ngăn ngừa sự giết hại người vô tội trong tương lai ?

Mọi bạo hành đều phi công lý. Lửa thù hận và bạo hành chẳng những không dập tắc mà còn đổ thêm thù hận và bạo hành vào lửa. Thuốc giải duy nhất cho bạo hành là lòng từ bi. Và cái gì tạo nên từ bi ? Đó là sự thông hiểu lẫn nhau. Khi không thông hiểu lẫn nhau, làm sao chúng ta có thể cảm nghiệm được lòng từ bi, làm sao chúng ta có thể làm dịu được sự đau khổ to lớn ấy ? Vậy sự thông hiểu nhau chính là nền tảng trên đó chúng ta xây dựng lòng từ bi.

Làm thế nào để chúng ta đạt được sự thông hiểu lẫn nhau và sự sáng suốt để dẫn dắt chúng ta vượt qua giây phút cực kỳ khó khăn như trường hợp chúng ta hiện đang đối diện ở Mỹ quốc ? Để thông hiểu nhau, chúng ta phải tìm phương cách để cộng thông nhau, như chúng ta có thể lắng nghe những tiếng kêu tuyệt vọng đang chờ sự thông hiểu của chúng ta – bởi vì hành động bạo hành chính là tiếng kêu tuyệt vọng đang cần sự chú ý và sự giúp đở.

Làm thế nào chúng ta có thể lắng nghe trong tĩnh thức mà không giết chết tức thì cơ hội phát triển sự thông hiểu lẫn nhau ? Ở mức độ quốc gia, chúng ta cần nhìn rõ : làm thế nào tạo ra các tình huống cho sự lắng nghe lẫn nhau để cho ý tưởng phản ứng của chúng ta có thể nẩy sinh và lớn lên trong sự tĩnh giác. Sự tĩnh thức là tặng phẩm lớn mà chúng ta có thể thực hiện vào lúc này.

Có những người chỉ muốn một điều duy nhất là : Phục thù. Trong kinh điển nhà Phật, Đức Phật dạy rằng dùng hận thù để đối lại hận thù chỉ làm tăng thêm hận thù. Nhưng nếu chúng ta mở rộng lòng từ bi đối với những kẻ đã gây thiệt hại cho chúng ta, điều đó sẽ tạo nên sự bùng vỡ trong tim ta và lan truyền rộng rãi đến tim những kẻ ấy.

Vậy, làm thế nào để chúng ta có thể đem lòng từ bi xóa bỏ thù hận ? Như cô biết, lòng từ bi không có bày bán trong siêu thị. Nếu siêu thị có bày bán lòng từ bi, chúng ta chỉ có thể mang nó về nhà và chúng ta có thể giải quyết vấn đề thù hận và bạo hành trên thế giới rất dễ dàng. Nhưng lòng từ bi chỉ có thể phát sinh từ trong tâm chúng ta bằng cách tự chúng ta thực hành.

Nước Mỹ đang bùng cháy với hận thù. Đó là lý do tại sao chúng ta phải nói với những người bạn Ky-tô giáo của chúng ta rằng “các bạn là con của Đấng Ky-tô”. Các bạn phải quay lại với chính mình, quán chiếu và tìm hiểu xem tại sao bạo hành xuất hiện. Tại sao ở đây có nhiều thù hận ? Cái gì liên kết với lòng thù hận ? Tại sao họ thù hận đến nỗi phải hy sinh chính mạng sống của mình và đem lại nhiều khổ đau cho người khác ? Tại sao những người trẻ tuổi ấy, đang đầy sinh lực lại chọn đánh bỏ cuộc đời mình để tham dự vào bạo hành như thế ? Đó là điều chúng ta phải thấu hiểu.

Tất nhiên chúng ta phải tìm ra phương cách để chấm dứt bạo hành. Nếu cần thiết, chúng ta phải bỏ tù những người có trách nhiệm. Nhưng vấn đề quan trọng là cần phải quán chiếu và tự hỏi : Tại sao sự việc này xảy ra ? Trách nhiệm nào chúng ta phải chịu trong biến cố này ? Có thể họ hiểu lầm chúng ta. Nhưng cái gì đã làm cho họ hiểu lầm chúng ta nhiều đế nỗi làm cho họ thù ghét nhiều như thế ?

Phương pháp của Đức Phật là quán chiếu để thấy nguồn gốc của khổ đau : nguồn gốc của bạo hành. Nếu chúng ta cũng có bạo hành trong chúng ta, thì bất cứ hành động nào cũng có thể làm cho bạo hành bùng vở. Năng lực của thù hận và bạo hành này có thể rất to lớn và khi chúng ta thấy nó trong người khác, chúng ta sẽ cảm thấy buồn cho họ. Khi chúng ta cảm thấy buồn cho họ, lòng từ bi phát sinh trong tâm ta và chúng ta cảm thấy hạnh phúc hơn và hòa bình lớn hơn trong chúng ta.

Nếu anh đến một tu viện, để học thực hành điều đó, nên khi nào anh chịu đựng và cảm thấy nóng giận, anh biết cách quán chiếu, lòng từ bi có thể đi ra từ tim anh và có thể trút bỏ hết sự căm giận. Chỉ có lòng từ bi mới có thể làm tiêu ngọn lửa thù hận.

Chúng ta phải quán chiếu một cách chân thành vào tình huống hiện nay của chúng ta. Nếu chúng ta có thể thấy nguồn gốc phát sinh khổ đau trong chính chúng ta và trong người khác, chúng ta có thể bắt đầu tháo gỡ cái vòng lẩn quẩn của thù hận và bạo hành. Khi nhà chúng ta bốc cháy, đầu tiên chúng ta phải làm tắt ngọn lửa rồi mới tìm hiểu căn nguyên của ngọn lửa đó. Tương tự như thế, nếu đầu tiên chúng ta dập tắt ngọn lửa thù hằn và sân hận trong tâm chúng ta, chúng ta sẽ có cơ may khám phá một cách sâu sắc tình huống với sự trong sáng và tĩnh giác để xác định nguyên nhân và điều kiện đã góp phần gây ra thù hận và bạo hành mà chúng ta đang chứng nghiệm trong ta và trong thế giới của chúng ta.

“Chánh Nghiệp” là hành động dẫn đến sự dập tắc thù hận và bạo hành.

Thầy có tin rằng tội ác đang hiện hữu? Và, nếu như thế, thầy có thể xem bọn khủng bố là những con người tội lỗi chăng ?

Tội ác hiện hữu. Mà Thượng đế cũng hiện hữu [God exist also – ý Thầy Nhất Hạnh muốn nói là sự Thiện, không phải là Thượng đế theo nghĩa tôn giáo]. Tội ác và Thượng đế là hai mặt của chính chúng ta. Thượng đế là sự thông hiểu rộng lớn, là tình yêu cao cả trong chúng ta. Đó cũng là điều chúng ta gọi là Đức Phật, một tâm hồn giác ngộ có thể nhìn thấu suốt mọi mê lầm.

Cái gì là tội ác ? Đó là khi hình ảnh Thượng đế và hình ảnh của Đức Phật trong chúng ta bị che khuất. Đây là lúc chúng ta lựa chọn tội ác quan trọng hay Thượng đế và Đức Phật quan trọng hơn. Mặc dầu phía mê muội nặng nề, của tội ác, có thể biểu hiện mạnh mẽ trong một lúc nào đó, không có nghĩa là Thượng đế không có mặt ở đó.

Trong Thánh kinh có ghi rõ, “Hãy tha thứ cho họ về những điều mà họ không biết họ đã làm”. Nghĩa là một hành động tội ác chỉ là một hành động mê muội và lầm lẫn. Có lẽ nhiều nhận thức sai lầm nằm đàng sau một hành động tội ác; chúng ta phải thấy rằng sự không hiểu biết là gốc rễ của tội ác. Mỗi người chúng ta đều chứa đựng bên trong mình mọi yếu tố của sự hiểu biết rộng rãi, lòng từ bi rộng rãi, cả sự mê muội, lẫn thù hận và bạo hành.

Trong quyển sách mới “Lòng Sân Hận” của thầy, thầy có cho một thí dụ về “sự lắng nghe từ bi” như là một phương tiện làm lành mạnh mọi gia đình. Có thể phương tiện này được dùng ở bình diện quốc gia, và nếu như thế, nó có thể hoạt động ra sao ?

Mùa hè vừa qua một nhóm người Palestine và Do thái đến Làng Mai, Trung tâm Thực hành Thiền quán, nơi tôi sống ở Miền Nam nước Pháp, để học và thực hành nghệ thuật lắng nghe và tiếng nói tình yêu. (Khoảng 1.600 người đến Làng Mai mỗi mùa hè từ hơn mười hai quốc gia để nghe và học cách nào đem lại bình an và thông hiểu trong đời sống hằng ngày). Nhóm người Palestine và Israel này tham dự thời khóa hằng ngày như thiền hành, thiền ngồi và ăn uống trong tĩnh lặng, và họ cũng nhận sự huấn luyện cách nghe cách nói với người khác thế nào để thông hiểu nhiều hơn và có được sự bình an giữa họ, giữa cá nhân và giữa dân tộc.

Với sự hướng dẫn và trợ lực của những vị tu hành, họ ngồi xuống và lắng nghe lẫn nhau. Khi một người phát biểu, không ai ngắt lời người đó. Mọi người thực hành chánh niệm qua hơi thở và lắng nghe với cách mà người khác cũng cảm giác, nghe và hiểu.

Khi một người phát biểu, họ chế ngự không dùng từ ngữ bực tức, thù hận và lên án. Họ nói trong bầu không khí tin cậy và kính trọng. Ngoài những cuộc đối thoại ấy, những người Palestine và Do thái tham dự rất linh hoạt để hiểu rằng cả hai bên đều phải chịu đựng sự sợ hãi. Họ thán phục sự thực hành lắng nghe và sắp xếp để chia xẻ những điều đã học được với người khác trên đường trở về quê hương.

Chúng ta đoan chắc rằng những người Palestine và Do thái nói về sự khỗ đau, sợ hãi và thất vọng trong chỗ công cộng mà toàn thế giới có thể nghe được. Tất cả chúng ta có thể nghe và không bình luận, không lên án để hiểu được kinh nghiệm của cả hai phía. Điều này có thể chuẩn bị nhân duyên cho sự bàn bạt về hòa bình diễn ra.

Cùng một tình cảnh như thế đang diễn ra cho người Mỹ, người dân theo Đạo Hồi và các nước Ả rập. Có nhiều sự hiểu lầm và sự thiếu một loại truyền thông ngăn chận khả năng của chúng ta trong việc giải quyết các khó khăn một cách hòa bình.

Tình thương là một phần rộng lớn trong lý thuyết cũng như thực hành Phật giáo. Nhưng ở trong giây phút này, tình thương đối với những kẻ khủng bố thật khó mà nẩy mầm. Có thực con người có thể có tình thương thục sự trong lúc này không ?

Không có sự hiểu biết, tình thương không thể có. Khi cô hiểu được sự khổ đau của kẻ khác, tình thương không cần có sự ép buộc, cánh cửa của trái tim mở rộng tự nhiên. Những kẻ không tặc ấy đều còn rất trẻ, và họ đã hy sinh cuộc đời họ cho cái gì ? Tại sao họ làm như vậy ? Có thứ khổ đau sâu xa nào ở đấy ? Nó đòi hỏi chúng ta phải lắng nghe sâu thẳm, nhìn vào trong sự sâu thẳm để hiểu.

Để có tình thương trong hoàn cảnh này, chúng ta phải thực hiện tinh thần đại tha thứ. Chúng ta cần ôm lấy sự khổ đau cả trong và ngoài nước Mỹ. Chúng ta cần săn sóc cho những nạn nhân trong đất nước chúng ta, đồng thời cũng nên có tình thương cho những kẻ không tặc và gia đình của họ, vì họ cũng là nạn nhân của sự ngu dốt và thù hận. Với cách này, chúng ta thực sự đã thực hành đúng nghĩa tinh thần không kỳ thị. Chúng ta không cần phải đợi đến nhiều năm hay nhiều thập niên để nhận ra sự hòa giải và tha thứ. Chúng ta cần tỉnh thức ngay bây giờ đừng để cho sự thù hận chiếm ngự trái tim chúng ta.

Thầy tin có nguyên nhân cho sự việc xảy ra ? Nếu vậy, nguyên nhân nào làm họ đã tấn công nước Mỹ ?

Lý do sâu xa nhất cho hoàn cảnh hiện tại của chúng ta là hình thái tiêu thụ. Công dân Mỹ đã tiêu thụ đến 60 phần trăm năng lượng của thế giới, so với dân số chỉ đến 6 phần trăm. Trẻ em trên đất Mỹ chứng kiến 100 ngàn hành vi bạo động trên truyền hình, vào lúc mới xong bậc tiểu học. Lý do khác nữa là hoàn cảnh hiện tại của chúng ta về chính sách đối ngoại, thiếu sự hiểu biết sâu xa với các giao quốc. Chúng ta đã không biết lắng nghe để hiểu biết về sự đau khổ và nhu cầu thiết thực của người dân trong các nước khác.

Một phương cách đáp ứng tâm linh hữu hiệu nhất trong thảm kịch này là gì, theo thầy ?

Chúng ta nên thực hành ngay bây giờ dịu lại sự nóng giận, nhìn sâu thẳm vào gốc rễ đã tạo sự thù hận và bạo động trong xã hội ta cũng như thế giới, biết lắng nghe bằng tình thương mà chúng ta chưa từng có năng lực để nghe và hiểu. Chỉ cần một chút tình thương kết tụ trong trái tim và trí óc của chúng ta cũng có thể đáp ứng một cách cụ thể trong tình cảnh này. Khi chúng ta biết lắng nghe, chúng ta sẽ bắt đầu phát triển một năng lực tình-anh-chị-em giữa các quốc gia, đó là truyền thống tâm linh sâu thẳm nhất trong mọi tôn giáo và văn hóa. Bằng cách này, hòa bình và sự hiểu biết trên toàn thế giới sẽ gia tăng từng ngày.

Phát triển một chút tình thương trong mỗi một trái tim, là phương cách đáp ứng tâm linh hữu hiệu nhất với sự thù ghét và bạo động. Một chút tình thương sẽ mang lại kết quả lắng dịu sự giận dữ, nhìn sâu vào trong gốc rễ của bạo động, lắng nghe và thông hiểu sự khổ đau của những người đã can dự vào sự hận thù và bạo động.

All of sufferings are the same :

    

My Lai massacre on 1968 in VN (347 civilians murdered)     NY. attacked by terrorist on 2001

 

http://www.giaodiemonline.com/thuvien/doithoai/interv-nhathanh.htm

What I would say to Osama Bin laden

Zen monk Thich Nhat Hanh talks about how listening is the first step towards peace.

Interview by Ann A. Simpkinson website beliefnet.com [ Sept. 24,2001]

Thich Nhat Hanh is a Vietnamese monk in the Zen tradition, who worked tirelessly for peace during the Vietnam War, rebuilding villages destroyed by the hostilities. Following an anti-war lecture tour in the United States, he was not allowed back in his country and settled in France. In 1967, he was nominated by the Reverend Martin Luther King, Jr., for the Nobel Peace Prize. He is now internationally known for his teaching and writing on mindfulness, and for his work related to “socially engaged Buddhism,” a call to social action based on Buddhist principles. Thay, as he is affectionately called by his followers, shared his thoughts on how America should respond to the terrorist attacks. This interview will appear in a forthcoming book entitled “Out of the Ashes: A Spiritual Response to America’s Tragedy,” to be published jointly by Beliefnet and Rodale Press.


If you could speak to Osama bin Laden, what would you say to him? Likewise, if you were to speak to the American people, what would you suggest we do at this point, individually and as a nation?
If I were given the opportunity to be face to face with Osama bin Laden, the first thing I would do is listen. I would try to understand why he had acted in that cruel way. I would try to understand all of the suffering that had led him to violence. It might not be easy to listen in that way, so I would have to remain calm and lucid. I would need several friends with me, who are strong in the practice of deep listening, listening without reacting, without judging and blaming. In this way, an atmosphere of support would be created for this person and those connected so that they could share completely, trust that they are really being heard.
After listening for some time, we might need to take a break to allow what has been said to enter into our consciousness. Only when we felt calm and lucid would we respond. We would respond point by point to what had been said. We would respond gently but firmly in such a way to help them to discover their own misunderstandings so that they will stop violent acts from their own will.

For the American people, I would suggest that we do everything we can to restore our calm and our lucidity before responding to the situation. To respond too quickly before we have much understanding of the situation may be very dangerous. The first thing we can do is to cool the flames of anger and hatred that are so strong in us. As mentioned before, it is crucial to look at the way we feed the hatred and violence within us and to take immediate steps to cut off the nourishment for our hatred and violence.
When we react out of fear and hatred, we do not yet have a deep understanding of the situation. Our action will only be a very quick and superficial way of responding to the situation and not much true benefit and healing will occur. Yet if we wait and follow the process of calming our anger, looking deeply into the situation, and listening with great will to understand the roots of suffering that are the cause of the violent actions, only then will we have sufficient insight to respond in such a way that healing and reconciliation can be realized for everyone involved.
In South Africa, the Truth and Reconciliation Commission has made attempts to realize this. All the parties involved in violence and injustice agreed to listen to each other in a calm and supportive environment, to look together deeply at the roots of violent acts and to find agreeable arrangements to respond to the situations. The presence of strong spiritual leaders is very helpful to support and maintain such an environment. We can look at this model for resolving conflicts that are arising right in the present moment; we do not have to wait many years to realize this.

You personally experienced the devastation caused by the war fought in Vietnam and worked to end the hostilities there. What do you say to people who are grief-stricken and enraged because they have lost loved ones in the terrorist attack?
I did lose my spiritual sons and daughters during the war when they were entering the fighting zone trying to save those under the bombs. Some were killed by war and some by murder due to the misunderstanding that they were supporting the other side. When I looked at the four slain corpses of my spiritual sons murdered in such a violent way, I suffered deeply.
I understand the suffering of those who have lost beloved ones in this tragedy. In situations of great loss and grief, I had to find my calm in order to restore my lucidity and my heart of understanding and compassion. With the practice of deep looking, I realized that if we respond to cruelty with cruelty, injustice and suffering will only increase.
When we learned of the bombing of the Bentre village in Vietnam, and the pilots told journalists that they had destroyed the village in order to save it, I was shocked, and [racked] with anger and grief. We practiced walking calmly and gently on the earth to bring back our calm mind and peaceful heart.
Although it is very challenging to maintain our openness in that moment, it is crucial that we not respond in any way until we have calmness and clarity with which to see the reality of the situation. We knew that to respond with violence and hatred would only damage ourselves and those around us. We practiced [so that we might] look deeply into the suffering of the people inflicting violence on us, to understand them more deeply and to understand ourselves more deeply. With this understanding we were able to produce compassion and to relieve our own suffering and that of the other side.

What is the “right action” to take with regard to responding to terrorist attacks? Should we seek justice through military action? Through judicial processes? Is military action and/or retaliation justified if it can prevent future innocents from being killed?
All violence is injustice. The fire of hatred and violence cannot be extinguished by adding more hatred and violence to the fire. The only antidote to violence is compassion. And what is compassion made of? It is made of understanding. When there is no understanding, how can we feel compassion, how can we begin to relieve the great suffering that is there? So understanding is the very real foundation upon which we build our compassion.
How do we gain the understanding and insight to guide us through such incredibly challenging moments that we are now face in America? To understand, we must find paths of communication so that we can listen to those who desperately are calling out for our understanding–because such an act of violence is a desperate call for attention and for help.
How can we listen in a calm and clear way so that we don’t immediately kill the chance for understanding to develop? As a nation we need to look into this: how to create the situations for deep listening to occur so that our response to the situation may arise out of our calm and clear mind. Clarity is a great offering that we can make at this time.
There are people who want one thing only: revenge. In the Buddhist scriptures, the Buddha said that by using hatred to answer hatred, there will only be an escalation of hatred. But if we use compassion to embrace those who have harmed us, it will greatly diffuse the bomb in our hearts and in theirs. So how can we bring about a drop of compassion that can put out the fire of hatred? You know, they do not sell compassion in the supermarket. If they sold compassion, we would only need to bring it home and we could solve the problem of hatred and violence in the world very easily. But compassion can only be produced in our own heart by our own practice.

America is burning with hatred. That is why we have to tell our Christian friends, “You are children of Christ.” You have to return to yourselves and look deeply and find out why this violence happened. Why is there so much hatred? What lies under all this violence? Why do they hate so much that they would sacrifice their own lives and bring about so much suffering to other people? Why would these young people, full of vitality and strength, have chosen to lose their lives, to commit such violence? That is what we have to understand.

We have to find a way to stop violence, of course. If need be, we have to put the men responsible in prison. But the important thing is to look deeply and ask, “Why did that happen? What responsibility do we have in that happening? ” Maybe they misunderstood us. But what has made them misunderstand us so much to make them hate so much?
The method of the Buddha is to look deeply to see the source of suffering; the source of the violence. If we have violence within ourselves, any action can make that violence explode. This energy of hatred and violence can be very great and when we see that in the other person then we feel sorry for them. When we feel sorry for them, the drop of compassion is born in our hearts and we feel so much happier and so much more at peace in ourselves. That [empathy] produces the nectar of compassion within ourselves.
If you come to the monastery, it is in order to learn to do that, so that whenever you suffer and feel angry, you know how to look deeply, so that the drop of compassion in your heart can come out of your heart and can put out the fever of anger. Only the drop of compassion that can put out the flames of hatred.

We must look deeply and honestly at our present situation. If we are able to see the sources for the suffering within ourselves and within the other person, we can begin to unravel the cycle of hatred and violence. When our house is on fire, we must first put out the fire before investigating its cause. Likewise, if we first extinguish the anger and hatred in our own heart, we will have a chance to deeply investigate the situation with clarity and insight in order to determine all the causes and conditions that have contributed to the hatred and violence we are experiencing within ourselves and within our world.

The “right action” is the action that results in the fires of hatred and violence being extinguished.

Do you believe that evil exists? And, if so, would you consider terrorists as evil persons?

Evil exists. God exists also. Evil and God are two sides of ourselves. God is that great understanding, that great love within us. That is what we call Buddha also, the enlightened mind that is able to see through all ignorance.
What is evil? It is when the face of God, the face of the Buddha within us has become hidden. It is up to us to choose whether the evil side becomes more important, or whether the side of God and the Buddha shines out. Although the side of great ignorance, of evil, may be manifesting so strongly at one time that does not mean that God is not there.
It is said clearly in the Bible, “Forgive them for they know not what they do.” This means that an act of evil is an act of great ignorance and misunderstanding. Perhaps many wrong perceptions are behind an act of evil; we have to see that ignorance and misunderstanding is the root of the evil. Every human being contains within him or herself all the elements of great understanding, great compassion, and also ignorance, hatred, and violence.

In your new book “Anger,” you give an example of “compassionate listening” as a tool to heal families. Can that tool be used at a national level, and if so, how would that work?

This past summer a group of Palestinians and Israelis came to Plum Village, the practice center where I live in southern France, to learn and practice the arts of deep listening and loving speech. (Around 1,600 people come to Plum Village each summer from over a dozen countries to listen and to learn how to bring peace and understanding to their daily lives.) The group of Palestinians and Israelis participated in the daily schedule of walking meditation, sitting meditation, and silent meals, and they also received training on how to listen and speak to each other in such a way that more understanding and peace could be possible between them as individuals and as nations.
With the guidance and support of the monks and nuns, they sat down and listened to each other. When one person spoke no one interrupted him or her. Everyone practiced mindfulness of their breathing and listening in such a way that the other person felt heard and understood.
When a person spoke, they refrained from using words of blame, hatred, and condemnation. They spoke in an atmosphere of trust and respect. Out of these dialogues the participating Palestinians and Israelis were very moved to realize that both sides suffer from fear. They appreciated the practice of deep listening and made arrangements to share what they had learned with others upon returning to their home countries.
We recommended that the Palestinians and Israeli talk about their suffering, fears, and despair in a public forum that all the world could hear. We could all listen without judging, without condemning in order to understand the experience of both sides. This would prepare the ground of understanding for peace talks to occur.
The same situation now exists between the American people and people of Islamic and Arabic nations. There is much misunderstanding and lack of the kind of communication that hinders our ability to resolve our difficulties peacefully.

Compassion is a very large part of Buddhism and Buddhist practice. But at this point in time, compassion towards terrorists seems impossible to muster. Is it realistic to think people can feel true compassion now?

Without understanding, compassion is impossible. When you understand the suffering of others, you do not have to force yourself to feel compassion, the door of your heart will just naturally open. All of the hijackers were so young and yet they sacrificed their lives for what? Why did they do that? What kind of deep suffering is there? It will require deep listening and deep looking to understand that.
To have compassion in this situation is to perform a great act of forgiveness. We can first embrace the suffering, both outside of America and within America. We need to look after the victims here within our country and also to have compassion for the hijackers and their families because they are also victims of ignorance and hatred. In this way we can truly practice non-discrimination. We do not need to wait many years or decades to realize reconciliation and forgiveness. We need a wake up call now in order not to allow hatred to overwhelm our hearts.
Do you believe things happen for a reason? If so, what was the reason for the attacks on the U.S.A.?

The deep reason for our current situation is our patterns of consumption. U.S.A. citizens consume 60% of the world’s energy resources yet they account for only 6% of the total world’s population. Children in America have witnessed 100,000 acts of violence on television by the time they finish elementary school. Another reason for our current situation is our foreign policy and the lack of deep listening within our relationships. We do not use deep listening to understand the suffering and the real needs of people in other nations.

What do you think would be the most effective spiritual response to this tragedy?

We can begin right now to practice calming our anger, looking deeply at the roots of the hatred and violence in our society and in our world, and listening with compassion in order to hear and understand what we have not yet had the capacity to hear and to understand. When the drop of compassion begins to form in our hearts and minds, we begin to develop concrete responses to our situation. When we have listened and looked deeply, we may begin to develop the energy of brotherhood and sisterhood between all nations, which is the deepest spiritual heritage of all religious and cultural traditions. In this way the peace and understanding within the whole world is increased day by day.
To develop the drop of compassion in our own heart is the only effective spiritual response to hatred and violence. That drop of compassion will be the result of calming our anger, looking deeply at the roots of our violence, deep listening, and understanding the suffering of everyone involved in the acts of hatred and violence.


My Lai massacre on 3.16.1968 by US Army in VN (347 civilian women, children, old men murdered)

 

My Lai massacre on 3.16.1968 by US Army in VN (347 civilian women, children, old men murdered)

 

My Lai village massacre on 3.16.1968 by US Army in VN

(347 civilian women, children and old men murdered)

 

—> Phỏng vấn thiền sư Nhất Hạnh (by Ann Simpkinson)  Nguyễn H. Hoài Vy & Đỗ Thuận Khiêm dịch

American Consciences :

“The thought was going through my mind and my crew’s mind, how these people got in that ditch and after coming up with about three scenarios, one of them being an artillery hit them, you wipe that out of your mind ’cause every house in Vietnam, I think, has a bunker underneath it. If artillery was coming there, they would go to the bunker, they wouldn’t go outside in the open area. Then I said, well, when artillery was coming, they were going to leave and a round caught them in the ditch while they were going for cover. I threw that one out of my mind. Then something just sunk into me that these people were marched into that ditch and murdered. That was the only explanation that I could come up with.”

-Hugh Thompson — helicopter pilot who tried to stop the massacre

Calley, an unemployed college dropout, had managed to graduate from Officer’s Candidate School at Fort Benning, Georgia, in 1967. At his trial, Calley testified that he was ordered by Captain Ernest Medina to kill everyone in the village of My Lai. Still, there was only enough photographic and recorded evidence to convict Calley, alone, of murder. He was sentenced to life in prison, but was released in 1974, following many appeals. After being issued a dishonorable discharge,Calley entered the insurance business.

William Calley, an officer of Charlie Company, was charged with the murder of “an unknown number of Oriental human beings.” The press called My Lai America’s “darkest hour” and the “most shameful period in American History.” Convicted, Calley was later pardoned in 1974 by President Richard Nixon. The whole history of this case has been a cover up from day one.

* we gotta ask — what is the U.S. government really up to? Why did it take them 30 years to be forced to recognize these guys? The fact that they were even recognized was more in spite of the government than any real attempt by the government to honor their courage. Now the government is supposedly calling them heroes — what hypocrisy!

* With the government honoring these men for stopping a massacre, it is important to understand what constitutes a massacre in the first place. Are 1000 Somali civilians shot dead by U.S. “peacekeeping” troops a massacre? How about the hundreds slaughtered in Panama when the U.S. went after Noriega? What about the thousands of Iraqi soldiers and civilians who were slaughtered while fleeing on the road to Basra, the “highway of death,” or the hundreds of surrendering Iraqi soldiers who were buried alive by U.S. tanks? Either these weren’t massacres or the military still has a problem with “poor leadership.” How much darker will this government get? Since Vietnam, there have been countless incidents of lost or “misled” men, all equaling massacre and certainly not isolated. They are but part of the way the U.S. conducts its wars.

 

http://www.giaodiemonline.com/thuvien/doithoai/interv-nh-english.htm

 

Tăng sĩ dấn thân đến Trường Sa

Tăng sĩ dấn thân

Trường Sa Lớn, Song Tử Tây, Sinh Tồn sẽ đón tăng sĩ từ đất liền ra tiếp quản các ngôi chùa vừa xây xong.

Từ đây, trên quần đảo Trường Sa, ngoài những ngôi trường vang tiếng trẻ thơ, còn có những ngôi chùa với câu kinh lời kệ, nuôi dưỡng đời sống tâm linh, tôn giáo cho cán bộ, chiến sĩ và người dân.

 

Những người khoác áo cà sa ra Trường Sa không phải chỉ tìm cho mình một nơi để tu tập, một cộng đồng để hành đạo, mà lựa chọn một vùng biển đảo phên giậu của tổ quốc để dấn thân. Những tăng sĩ tuổi còn rất trẻ, đến Trường Sa vì làm việc phật sự nhưng cũng vì một lẽ yêu nước thương nòi. Lịch sử đất nước còn ghi danh nhiều nhà sư yêu nước. Ngày nay cũng thế.

 

Trường Sa có những ngọn hải đăng là cột mốc chủ quyền, có cán bộ, chiến sĩ là những cột mốc sống. Hôm nay, Trường Sa có những ngôi chùa của nước Việt, có lời kinh được đọc bằng tiếng Việt, đó là những cột mốc tín ngưỡng và văn hóa được đóng sâu, chôn chặt vào biển đảo ngàn dặm quê hương. Nhiệm vụ đó được các tăng sĩ đảm đương. Đã đến Trường Sa, nhiệm vụ nào cũng khó khăn, cũng đối diện với hiểm nguy và với tinh thần dấn thân cao nhất.

 

Người tu hành không thiếu những sóng gió, những cám dỗ của đời thường, những mời mọc an thân. Cho nên, đến với những hòn đảo san hô xa xôi để hành đạo cũng là một lựa chọn rất đáng trân trọng.

 

Không chỉ hành đạo, những tăng sĩ ra Trường Sa tiếp quản các ngôi chùa đều là những trí thức được đào tạo bài bản, có người được tu học ở nước ngoài. Cho nên, ngoài dạy đạo, tăng sĩ trên Trường Sa còn là những người thầy dạy chữ, dạy văn hóa, lịch sử, ngoại ngữ. Sự kết hợp giữa tu và hành, đạo và đời thật rất có ý nghĩa.  

 

Lê Thanh Phong (theo Lao Động)

http://dantri.com.vn/c673/s673-577517/tang-si-dan-than.htm

 

Khoa Học & Tôn Giáo Nhân Đọc Bài “Tôn Giáo Và Khoa Học” Của Ngài Bhikkhu P. A. Payutto – Trần Chung Ngọc

Khoa Hc & Tôn Giáo

Nhân Đọc Bài “Tôn Giáo Và Khoa Học”

Của Ngài Bhikkhu P. A. Payutto
Mỹ Thanh Dịch

Trần Chung Ngọc

http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN117.php

  24-Dec-2011

 

    Gần đây tôi có đọc bài “Tôn Giáo Và Khoa Học” của Ngài Bhikkhu P. A. Payutto, do Mỹ Thanh dịch từ Chương “Religion and Science” trong cuốn “Toward Sustainable Science.  A Buddhist Look at Trends in Scientific Development”.  Tôi đã đọc hầu như toàn bộ cuốn sách trên của Bhikkhu Payutto và tôi nghĩ nếu thêm vào đàng sau chữ “Look” một chữ “s” [Looks] thì có lẽ thích hợp hơn, bởi vì “A Buddhist Look at…” có nghĩa là  “Một Cái Nhìn của Phật Giáo vào…”, còn “A Buddhist Looks at..” có nghĩa “Một Phật Tử nhìn vào…”.   

Tại sao tôi nghĩ như trên?  Vì rõ ràng là những ý kiến của Ngài Bhikkhu Payutto chỉ là những ý kiến cá nhân, không thể nói là của Phật Giáo.  Có một số nhận định mà tôi cho là không đúng sự thật, nhất là về khoa học, và đượm nhiều màu sắc thiên kiến, có lẽ vì tác giả bị ảnh hưởng bởi những gì tác giả thu thập được trong thời gian Ngài làm nghiên cứu sinh tại Trường Thần Học ở Đại học Harvard. [In 1981, he was invited to be a visiting scholar and subsequently appointed as a research fellow at the Harvard Divinity School, Harvard University.] 

Trong bài này tôi sẽ không phê bình bài “Tôn Giáo Và Khoa Học” của Ngài Bhikkhu P. A. Payutto.  Tuy nhiên tôi xin trích sau đây vài nhận định của Ngài để đọc giả suy nghĩ và đối chiếu với những thực tế trong lịch sử các tôn giáo và khoa học của nhân loại, và xem những nhận định đó có thể áp dụng cho mọi tôn giáo và mọi bộ môn khoa học được không.

  • Thông thường Tôn giáo xuất hiện từ những lo sợ, nhất là nỗi lo sợ về thiên tai như: sấm sét, lụt lội, động đất, núi lửa, và bão tố. Những hiểm nguy này luôn đe dọa đời sống con người từ bao thế kỷ.
  • Sự nhận thức về hiểm nguy và sự muốn được an toàn là nguyên nhân chánh cho Tôn giáo và Khoa học [(??) ra đời.
  • Tôn giáo được hiểu (ai hiểu ?) như là nơi có những giải đáp cho một sự thật duy nhất. [Bao nhiêu tôn giáo, bao nhiêu sự thật ??]
  • Tôn giáo tìm ra giải đáp cho những vấn đề liên quan đến đời sống con người, từ thấp đến cao, đủ mọi trình độ. Mặt khác, Khoa học quán sát sự thật từ những biểu thị riêng rẻ. Khoa học tìm tòi và thu nhặt những mảnh vụn (??) để ráp chúng lại với nhau và hy vọng tìm được câu trả lời thích đáng. Dù rằng Khoa học cần có những nguyên tắc chung, nhưng những nguyên tắc này cũng bị điều kiện hóa; vì vậy, sự thật tìm thấy được cũng không hẳn hoàn toàn. Chúng ta có thể nói Tôn giáo cho câu trả lời đầy đủ (??), còn Khoa học thì chỉ một phần.
  • Tôn giáo là một hệ thống tín ngưỡng không đổi thay với những giáo điều phải được tuân theo mà không được đặt câu hỏi. [Có Phật Giáo trong này không ?]
  • Tôn giáo vẫn tồn tại vì đáp ứng được tức thời sự thật, câu trả lời cho số đông, nhưng không được kiểm nhận bằng năm giác quan, tất cả chỉ được dựa vào lòng tin. Và vì những giải đáp này không được kiểm chứng nên chúng luôn bị thay đổi. 
  • Tôn giáo tìm kiếm sự thật để giải quyết những vấn đề của con người, trong khi đó thì Khoa học tìm sự thật chỉ để thỏa mãn khối óc tò mò. (??)
  • Khoa học tự nó không có khả năng giải quyết những vấn đề của con người. Theo từ ngữ Phật giáo, Khoa học và kỹ thuật không khuyến khích con người có những hạnh kiểm tốt (sìla), không khuyến khích con người thanh lọc tư tưởng (samàdhi). Khoa học tìm kiếm gom góp những tài liệu nhưng không chỉ cho chúng ta cách sống thế nào để hạnh phúc (panna).  [Cần phải hiểu định nghĩa, mục đích của khoa học, và những phúc lợi khoa học mang lại cho con người.]
  • Tuy nhiên, theo ý kiến chung, đặc biệt ở những nước mà ảnh hưởng Khoa học luôn hiện diện, Khoa học không ích lợi mấy cho cuộc sống (??) cũng như không đem lại an lạc cho tinh thần. Khá nhiều người không thích mấy Khoa học (Nhưng vẫn hưởng những thành quả của khoa học, Benedict XVI khoe rằng đã biết dùng IPad). Khi mà họ nhìn Khoa học với vẻ tán thành, niềm tin của họ cũng không khác người xưa là bao, khi người xưa nhìn vào bùa chú, pháp thuật. (Thật vậy sao ?). Thật là ngây thơ, khi cơ bản không dựa trên sự hiểu biết. Đây mới là tinh thần Khoa học. Khi mà số đông nghĩ về Khoa học, họ thường nhìn thẳng đến những phát minh kỹ thuật; những kỹ thuật được dùng như một phương tiện để thỏa mãn những ham muốn của họ. Vì vậy, sự phát triển của Khoa học chỉ có ảnh hưởng rất nhỏ trên phương diện kiến thức, hiểu biết, và quan niệm xã hội. (???)
  • Nơi những nước văn minh, hiện đại, ta thấy có sự phát triển mạnh về Tôn giáo (Số người vô thần ở Mỹ nay là khoảng 16%, trước đây là 4%.  Số người vô thần ở Pháp tăng gia nhanh chóng.  Số người bỏ đạo là một cuộc di dân vĩ đại.  Trên thực tế, Âu Châu là một lục địa hậu Ki-tô.  Chỉ có số người theo Phật Giáo và Hồi Giáo là gia tăng), mà nơi đó sự dị đoan và dễ tin vẫn hiện diện mặc dầu họ đang sống trong một xã hội rất văn minh và tân tiến về mặt kỹ thuật. 
  • Mặt khác, có thể là Khoa học đang tìm cách chứng minh những gì mà Tôn giáo đã nói đến. (Không phải là mục đích của khoa học)  Khi mà nhân loại không thể chờ đợi câu trả lời, thì chính Tôn giáo là câu trả lời cho chúng ta. Khi mà điều này chưa được minh chứng thì chúng ta chỉ có cách chấp nhận, chờ Khoa học từ từ chứng minh. Trong bối cảnh này, Khoa học là một cố gắng của con người để chứng minh những sự thật (hoặc là không thật) của Tôn giáo. 
  • Nhìn vào phương diện này, Tôn giáo và Khoa học hòa hợp với nhau; vì đều bắt nguồn từ một điểm tương đồng (lo sợ trước các thiên tai ??), và một lần nữa Tôn giáo và Khoa học hợp nhất (như thế nào??). 
  • Theo thời gian, những giới hạn về cách thức của Khoa học sẽ một lần nữa được nhận diện. Khoa học sẽ không thể nào chứng minh được những sự thật mà Tôn giáo nói đến. [Nếu đúng là sự thật thì không cần phải chứng minh] Hiện nay một số Khoa học gia bắt đầu công nhận rằng chân lý tột cùng mà Tôn giáo đưa ra (??) sẽ luôn nằm xa tầm tay của Khoa học. 
  • Tôn giáo dành cho số đông, trong khi Khoa học chỉ có thể thích hợp cho một số ít người.

   Lấy cảm hứng từ bài “Tôn Giáo Và Khoa Học”,  nay tôi muốn thực hiện một ý định của tôi đã có từ lâu: viết một bài về “Khoa Học và Tôn Giáo” nhưng vẫn còn ngần ngại, vì đây là một chủ đề quá rộng lớn.  Thật vậy, Khoa Học là một chủ đề rộng lớn, quá rộng lớn, và tôi tin rằng không một người nào dám nói là mình đã biết hết về Khoa Học. Tôn giáo cũng là một chủ đề rộng lớn, quá rộng lớn, tôi cũng tin rằng không một người nào dám nói là mình biết hết về mọi tôn giáo.  Cho nên theo nguyên tắc, khi nói đến khoa học, chúng ta phải xác định là chúng ta muốn nói về những khía cạnh nào của khoa học, và ảnh hưởng của nó trên xã hội, nhân loại ra sao.  Đối với tôn giáo cũng vậy, không ai có thể dùng từ tôn giáo để nói về mọi tôn giáo.  Chúng ta phải xác định đó là tôn giáo nào, và tôn giáo đó đã giúp ích gì cho nhân loại, và sự thật mà tôn giáo đó nói đến, nếu có,  là sự thật như thế nào.  Chúng ta nên nhớ, lợi ích của khoa học, nếu đúng là lợi ích, là cho mọi người trên thế giới, không phân biệt tín ngưỡng, giàu nghèo, sang hèn.  Còn lợi ích của tôn giáo, nếu có, thì chỉ cho số tín đồ của tôn giáo đó mà thôi.

   Trong phương trời Âu Mỹ, khi các học giả, khoa học gia, hay nhà tôn giáo bàn về ‘khoa học và tôn giáo”,  thường thì họ muốn nói về những bộ môn khoa học, đặc biệt là về vũ trụ học, sinh hóa học, Vật Lý, Cổ sinh vật học, Nhân chủng học, di truyền học, về nguồn gốc vũ trụ, nguồn gốc nhân loại v…v… mà những kết quả nghiên cứu không phù hợp với những giáo lý của các tôn giáo thờ thần như Ki Tô Giáo nói chung, Do Thái Giáo và Hồi Giáo.  Bởi vì qua nhiều thế kỷ đã có sự xung đột giữa khoa học và các tôn giáo thờ thần, mà thực ra chỉ có tôn giáo chống khoa học chứ không có vấn đề ngược lại. Do đó, trong bài này tôi xin tự hạn viết về “Science = Khoa học” và “Religion = tôn giáo” theo định nghĩa và quan niệm của Tây phương.  Tôi xin để Phật Giáo ra ngoài vì Phật Giáo là một hệ thống triết lý, một hướng dẫn để con người đi trên con đường thăng tiến tâm linh dựa trên trí tuệ, không phân biệt tôn giáo, sắc dân, chứ không phải là một “tôn giáo thờ thần”, đặt nặng vào “đức tin”. 

   Trong thế giới Tây phương, định nghĩa trong tự điển của “Tôn giáo” là “Niềm tin vào và lòng kính ngưỡng một quyền năng siêu nhiên hoặc những quyền năng được nhận biết là đấng sáng tạo và chủ thể cai quản vũ trụ.  Một tập hợp những niềm tin, giá trị, và thực hành dựa trên những lời giảng dạy của một vị lãnh đạo tinh thần” [Belief in and reverence for a supernatural power or powers recognized as the creator and governor of the universe. The spiritual or emotional attitude of one who recognizes the existence of a supernatural power or powers.  A set of beliefs, values, and practices based on the teachings of a spiritual leader.]  Quyền năng siêu nhiên hay đấng sáng tạo này những tôn giáo thờ thần Tây phương gọi là Thần hay “Gót” (God)

   Còn định nghĩa của “khoa học” trong tự điển là “Sự quan sát, nhận biết, mô tả, khảo sát thực nghiệm, và giải thích lý thuyết những hiện tượng thiên nhiên.  Kiến thức, đặc biệt là kiến thức thu thập được qua thực nghiệm.” [Science:  The observation,  identification, description, experimental investigation, and theoretical explanation of natural phenomena. Knowledge, especially knowledge gained through experience.]

   Từ những định nghĩa trên, chúng ta thấy rằng con đường của khoa học là con đường đi tới sự hiểu biết, và con đường đức tin của các tôn giáo thờ thần là con đường đi tới sự mê tín.  Thật vậy, theo định nghĩa trong http://en.wikipedia.org/wiki/Superstition thì:

   Mê tín là một niềm tin vào thuyết nhân quả siêu nhiên: nghĩa là một biến cố đưa tới một biến cố khác mà không qua một quá trình nào nối kết hai biến cố trong thế giới vật lý.

   Đối với mê tín là sự quan hoài chính của những trí thức trong thời đại khai sáng, trong thế kỷ 18.  Những triết gia trong thời đại đó nhạo báng mọi niềm tin vào phép lạ, mạc khải, trò quỷ thuật, hay siêu nhiên là “mê tín”, và điển hình là gồm hầu hết giáo lý Ki Tô Giáo

[Superstition is a belief in supernatural causality: that one event leads to the cause of another without any process in the physical world linking the two events.

   Opposition to superstition was a central concern of the intellectuals during the 18th century Age of  Enlightenment‎. The philosophers at that time ridiculed any belief in miracles, revelation, magic, or the supernatural, as “superstition,” and typically included as well much of Christian doctrine.]

   Còn theo định nghĩa trong http://www.answers.com/topic/superstition thì mê tín là:

   Một niềm tin, sự thực hành, hay lễ tiết được duy trì một cách phi lý bởi sự dốt nát về những định luật thiên nhiên hoặc bởi đức tin vào ma thuật [thí dụ biến 1 mẩu bánh thành thân thể của Chúa.  TCN] hay ngẫu nhiên.  Một trạng thái tâm linh sợ hãi hay thấp hèn bắt nguồn từ sự dốt nát hay phi lý trí như vậy.

   [A belief, practice, or rite irrationally maintained by ignorance of the laws of nature or by faith in magic or chance.  A fearful or abject state of mind resulting from such ignorance or rrationality.]

   Trong cuốn “Science & Religion: Opposing Viewpoints, Greenhaven Press, CA, 1988”, chúng ta có thể đọc trong phần Dẫn Nhập (Introduction), trang 14, về sự khác biệt đi tới sự thật của khoa học và tôn giáo như sau: “Khoa học leo từng bậc thang một của lý trí để tìm kiếm sự thật trong khi tôn giáo quỳ trước bàn thờ của đức tin.  Phương pháp luận của khoa học gồm có sự quan sát và thí nghiệm trong khi tôn giáo ôm lấy sự mạc khải của thần linh.  Do đó khi mà nhà nhân chủng học tìm cách giải thích nguồn gốc của con người theo thuyết Tiến Hóa thì học giả tôn giáo có thể nhìn vào hành động sáng tạo mô tả trong sách Sáng Thế 1”  (Science climbs the ladder of reason in its search for truth while religion kneels before the altar of faith.  The methodology of science includes observation and experimentation while religion embraces divene revelation.  Thus as the physical anthropologist attempts to explain human origins in terms of progressive evolution, the religious scholar may look to the creative act described in Genesis 1). Trong cuốn “The Final Superstition: A Critical Evaluation of the Judeo-Christian Legacy”, Promotheus Books, New York, 1994, học giả Ca-tô Joseph L. Daleiden đã để ra nguyên Chương 10 để viết về đề tài: “Lý Trí Đối Với Đức Tin: Một Con Đường Đi Tới Hiểu Biết, Một Con Đường Đi Tới Mê Tín” (Reason versus Faith: A Path to Knowledge, a Path to Superstition).  Tại sao tác giả lại nhận định như vậy?  Vì theo định nghĩa của H. L. Mencken thì Faith hay Đức Tin là “một kiểu tin phi-lôgic vào sự xảy ra của những gì không chắc có thực” (an illogical belief in the occurrence of the improbable).  Theo định nghĩa trong tự điển thì Faith hay Đức Tin là “sự tin chắc vào một cái gì đó mà không chứng minh được cái đó có thực” (Firm belief  in something for which there is no proof.)  Mặt khác. định nghĩa của Reason hay Lý Trí trong tự điển là “khả năng có những tư tưởng hợp lý, suy lý, hoặc phân biệt” (The capacity of rational thought, inference, or discrimination) hay “suy xét đúng, phán đoán hợp lý” (good judgment, sound sense).  Theo những định nghĩa trên thì hiển nhiên là Đức Tin trong tôn giáo và Lý Trí trong khoa học là hai từ có nghĩa loại trừ hỗ tương (mutual exclusive), có cái này thì không có cái kia.  Thật vậy, khi chúng ta dùng lý trí để xác định và chấp nhận một điều gì thì chúng ta không cần đến đức tin, và khi chúng ta tin vào điều gì mà không cần biết, không cần hiểu, không cần đến bằng chứng v…v…thì lý trí trở nên thừa thãi. 

   Khoa học nhìn vũ trụ qua khung cửa của tìm hiểu, suy tư, thí nghiệm, của những bằng chứng xác tín, còn tôn giáo nhìn vũ trụ qua khung cửa của mạc khải, của đức tin.  Mà mạc khải chỉ là điều không thể tin được, vì Gót, nếu có, mạc khải cho ai thì chỉ có người đó biết, cho nên chúng ta không thể biết  những gì mà cá nhân đó nói là Gót đã mạc khải cho họ là thật hay giả. Thomas Paine đã nhận định như vậy trong cuốn Thời Đại Lý Trí.  Ki Tô Giáo dạy rằng Gót đã mạc khải cho Moses viết lên 5 sách đầu trong cuốn Cựu Ước.  Nhưng ngày nay tất cả các học giả ở trong cũng như ở ngoài các giáo hội Ki-tô, qua các công cuộc nghiên cứu nghiêm chỉnh về Cựu Ước, đều phủ nhận điều này.  Họ đã chứng minh là không phải Moses viết theo lời mạc khải của God mà là 5 sách trên do bốn môn phái Jehovah (J), Elohim (E), Deuteronomy (D), và Priest (P) viết trong 400 năm,  cách đây khoảng từ 2500 đến 2900 năm. Mặt khác, Gót mạc khải cho Moses viết về Gót sáng tạo ra vũ trụ. 

Ngày nay, thuyết sáng tạo trong Cựu Ước đã trở thành một chuyện hoang đường không thể nào tin nổi. Ở Tàu khi xưa thì có Hồng Tú Toàn được Gót mạc khải.  Ngày nay ở Mỹ thì có cả một đoàn “lang băm tôn giáo” (religious charlatans) như Pat Robertson, Billy Graham, Benny Hill, Rick Warren, Jim Jones, David Koresh v…v…, tự nhận là đã được Gót mạc khải để lừa bịp đám tín đồ ngu dốt.  Khoa học nhìn chiều dài vũ trụ trong 13.7 tỷ năm, trong khi tôn giáo nhìn vũ trụ trong 6000 năm. Do đó khoa học và tôn giáo nhìn vào hai vũ trụ khác nhau.

 

 

Hồng Tú Toàn  –  Pat Robertson  – Billy Granham  James Jones  –  Rick Warren

Trong khoa học cũng có những xác tín.  Khoa học tin vào những cuốn sách khoa học, không phải vì chúng là những thánh thư, mà vì trong đó có những bằng chứng bất khả phủ bác mà mọi người, mọi nơi đều có thể kiểm chứng, nếu có đủ phương tiện và khả năng.  Trong khoa học không phải là không có sai lầm.  Nhưng trước sau gì rồi cũng có người thấy sự sai lầm đó với những bằng chứng thuyết phục hơn, đúng hơn, hoặc những dữ kiện mới, và hoàn chỉnh lại hay bỏ đi những sai lầm trước.  Thí dụ, các phương trình toán học trong thuyết Tương Đối suy rộng (General Theory of Relativity) của Einstein thực ra đã tiên đoán sự nở rộng của vũ trụ mà nay đã là một sự kiện. Nhưng vào thời điểm đầu thế kỷ 20, quan niệm Tây Phương về một vũ trụ tĩnh (static universe), luôn luôn như vậy không thay đổi, nguyên thủy là quan niệm của Arsitotle, một triết gia Hi Lạp trong thế kỷ 4 (384-322) trước khi Giê-su sinh ra đời và về sau Ki Tô Giáo chấp chặt vào quan niệm này, đã ăn sâu vào đầu óc của mọi người, triết gia cũng như khoa học gia, kể cả Einstein.  Cho nên, trong những phương trình toán học của thuyết Tương Đối, thay vì trình bày sự tiên đoán trên, Einstein đã cho vào các phương trình toán học của ông một hằng số vũ trụ (cosmic constant) để triệt tiêu sự nở rộng của vũ trụ.  Về sau, Einstein công nhận đó là một sai lầm lớn nhất (biggest blunder) trong suốt cuộc đời phục vụ cho khoa học của ông.  Tuy vậy, căn bản thuyết Tương Đối của Einstein vẫn có giá trị, và Einstein vẫn được cả thế giới tôn vinh là một khoa học gia vĩ đại nhất của thế kỷ 20.  Trái lại, tôn giáo, Ki Tô Giáo, chỉ tin vào một cuốn sách mà họ gọi là thánh kinh, tuy trong đó không có bất cứ một bằng chứng nào, và chúng ta đều biết, tin tất cả vào một cuốn sách thì thà đừng đọc sách, vì trong cuốn thánh kinh có vô số những sai lầm về khoa học cũng như thần học..

Khoa học và tôn giáo: đặc tính

Sau khi biết định nghĩa của tôn giáo và khoa học, chúng ta cần biết đến những đặc tính của khoa học và tôn giáo.  Đặc tính của khoa học là tính tương đối, tất cả những kết quả, lý thuyết của khoa học đều không thể coi là tuyệt đối, dù chúng đã được kiểm nghiệm và có đầy đủ những bằng chứng chứng minh.  Tuy vậy, chúng chỉ được chấp nhận cho tới khi có những bằng chứng khoa học khác chứng tỏ là chúng không đầy đủ hay không đúng, và các khoa học gia sẵn sàng hoan nghênh và chấp nhận những bằng chứng mới này để thay đổi hay hoàn chỉnh những kết quả, lý thuyết của họ.  Một đặc tính khác của khoa học là tính phổ quát, nghĩa là một kết quả khoa học có thể áp dụng ở khắp nơi, và những thí nghiệm để đưa đến kết quả có thể lập lại ở bất cứ đâu để kiểm chứng.  Trái lại, đặc tính của tôn giáo, hay nói đúng hơn là của những bậc lãnh đạo tôn giáo là cho rằng mình đã nắm chân lý tuyệt đối trong tay tuy rằng không có bất cứ một bằng chứng nào để chứng minh, hoặc đối với tôn giáo thờ thần như Công Giáo thì như Bhikkhu P. A. Payutto đã nhận định ở trên: Tôn giáo là một hệ thống tín ngưỡng không đổi thay với những giáo điều phải được tuân theo mà không được đặt câu hỏi.

   Hơn nữa, bản chất và tinh thần của khoa học và tôn giáo cũng hoàn toàn khác nhau.  Đông phương chúng ta có những câu như “Quân tử hòa nhi bất đồng” và “Tiểu nhân đồng nhi bất hòa” nghĩa là, thái độ của người quân tử là luôn luôn hòa thuận tuy bất đồng ý kiến, còn thái độ của kẻ tiểu nhân là tuy đồng ý với nhau nhưng vẫn bất hòa với nhau.  Tinh thần khoa học là tinh thần quân tử.  Trong khoa học có rất nhiều bộ môn nhưng chúng ta không thấy có sự chống đối nào giữa các bộ môn với nhau mà thường còn bổ túc cho nhau.  Thí dụ, các bộ môn như thiên văn, vật lý, sinh hóa, vật lý, cổ sinh vật học, nhân chủng học, di truyền học v…v… đều góp phần đưa thuyết Tiến Hóa lên thành sự kiện (fact) với những bằng chứng bất khả phủ bác trong mọi bộ môn.  Trong khoa học chúng ta cũng không thấy bất cứ một tổ chức nào được thành lập để cưỡng bắt con người phải tin vào những khám phá của khoa học.  Trái lại, các tôn giáo độc thần Tây phương như Do Thái, Hồi Giáo, Công giáo, Tin Lành giáo lại thường chém giết lẫn nhau vì tôn giáo nào cũng cho là mình nắm chân lý trong tay, và từ đó muốn mọi người đều phải chấp nhận cái chân lý, nhiều khi chẳng phải là chân lý hay sự thật, vì không có tính phổ quát mà chỉ là hoang tưởng, mê tín, của mình. Như Giáo sư Vật Lý ở đại học Maryland, Robert L. Park, nhận định trong cuốn “Mê tín trong thời đại khoa học” (Superstition in the age of science), Princeton University Press, New jersey, 2008, trg. 4:

   Một khi con người tin chắc rằng mình được đặt trên trái đất như là những dụng cụ của một kế hoạch thần thánh nào đó, thì hình như không có một giới hạn nào cho những sự khủng khiếp mà họ sẵn sàng để thực thi kế hoạch đó.

   [Once people convince themselves that they have put on earth as instruments in some divine plan, there seems to be no limit to the horrors they are willing to commit to carry out that plan.]

     Giáo sư Park nhận định không sai, chúng ta hãy đọc Mục sư Rick Warren trong cuốn “Sống theo đúng mục đích” (The Purpose driven life).  Theo Mục sư Rick Warren thì mục đích sống của con người là:

Rick Warren:   Nếu các người muốn biết tại sao các người được đặt trên hành tinh này, các người phải bắt đầu với “Gót” (God).  Các người được sinh ra bởi mục đích của “Gót” và cho mục đích của “Gót”. [Hẳn Rick Warren đã biết mục đích của “Gót”, một đấng vô hình, không thể mô tả được, không ai hiểu được, là gì hay đó chỉ là “mục đích” của Warren]..

   Các người phải bắt đầu với “Gót”, đấng tạo ra các người.  Các người hiện hữu chỉ vì “Gót” muốn các người hiện hữu.  Các người được làm ra bởi “Gót” và cho “Gót” – và cho đến khi các người hiểu được như vậy, đời sống của các người không bao giờ có nghĩa.

  [If you want to know why you were placed on this planet, you must begin with God.

    You were born by his purpose and for his purpose.

    You must begin with God, your Creator. You exist only because God wills that you exist. You were made by God and for God—and until you understand that, life will never make sense.]

   Với niềm tin chắc chắn như trên, chúng ta đã hiểu tại sao trong hơn 1000 năm Công giáo đã phạm đủ mọi tội ác kinh khủng nhất thế gian để kéo người ngoại đạo phải chấp nhận cái chân lý hoang tưởng của mình, nhưng đã thất bại, vì tiến hóa là một quy luật thế gian, con người không thể để cho mình đắm mình trong sự ngu dốt mãi.  Copernicus, rồi Bruno, Galileo, Marx , Darwin v…v… đã đưa con người ra khỏi thời đại man rợ và đen tối trí thức của Công giáo ở Âu Châu, và những bó củi để thiêu sống người và những thanh gươm để chém giết người đã được tước khỏi những bàn tay đẫm máu của Giáo hội Công Giáo. [John Remsburg in False Claims:  The fagots and the swords have been wrested from the bloody hands of the Church).  Chúng ta cũng hiểu tại sao Công giáo và Tin Lành ngày nay vẫn dùng mọi thủ đoạn, kể cả cưỡng ép khi có thể, như ở Nam Việt Nam dưới thời Ngô Đình Diệm, ở Croatia dưới thời Pavelich, và ở Mexico gần đây, để cải đạo người khác, kéo họ vào sự mê tín của mình.

     Ki Tô Giáo đã xuất hiện ở Tây phương từ 2000 năm nay,  trong thời gian này thì Công giáo thống trị ở Tây phương từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 16.  Tuy Hi Lạp và La Mã cổ xưa đã có những nhà khoa học, nhưng khoa học hiện đại mới chỉ bắt đầu ló dạng từ thế kỷ 16.  Tại sao vậy?  Chúng ta hãy đọc vài tài liệu về lý do tại sao khoa học cũng như mọi ngành văn học khác lại không thể phát triển trong một thời gian dài hơn 1000 năm.

   Trong cuốn “Cái Mặt Đen Tối Của Lịch Sử Ki Tô Giáo” (The Dark Side of Christian History), tác giả  Helen Ellerbe viết, trang 50:

  “Giáo hội Công giáo  đã có những tác động tàn phá trên xã hội.  Khi Giáo hội nắm được vai trò lãnh đạo, hoạt động trong những ngành y khoa, kỹ thuật, khoa học, giáo dục, lịch sử, nghệ thuật và thương mại đều sụp đổ.  Âu Châu đi vào những Thời Đại Đen Tối.  Tuy Giáo hội vơ vét được một tài sản to lớn trong những thế kỷ đó, hầu hết những gì định nghĩa cho văn minh đã biến mất.”

   (The [Catholic] Church had devastating impact upon society.  As the Church assumed leadership, activity in the fields of medicine, technology, science, education, history, art and commerce all but collapsed.  Europe entered the Dark Ages.  Although the Church amassed immense wealth during these centuries, most of what defines civilization disappeared.)

   Và trong cuốn “The Final Superstition”, tác giả Joseph L. Daleiden, một tín đồ Công giáo, viết, trg. 60:

   Dân La Mã cổ xưa (không phải là dân La Mã dưới quyền thống trị của Giáo hội Công Giáo. TCN) đã có những thư viện chứa 500000 cuốn sách, trong thời kỳ từ năm 500 tới năm 1000 ở  Âu Châu dưới sự thống trị của Công Giáo, không có một thư viện nào có được hơn 600 cuốn sách.  Sự tiến bộ khoa học, đặc biệt là về y học, hoàn toàn ngưng trệ.  Văn hóa con người thoái hóa đến mức tàn bạo.

   (The ancient Romans had libraries of 500,000 volumes, there was not a library of over 600 volumes in Christian Europe the period 500 to 1000.  Scientific advance, especially in medicine, came to a screeching halt. Human culture regressed to a more brutal level.)

   Với sự thống trị của Giáo hội Công giáo trên mọi ngành văn hóa như trên, làm sao mà khoa học hiện đại có thể bắt đầu phát triển từ thế kỷ 16?  Trong cuốn “Khoa Học & Tôn Giáo” (Science & Religion, Prometheus Books, N.Y., 2003, Giáo sư Paul Kurtz, giải thích, trg. 11: 

   “Bình minh của khoa học hiện đại ló dạng trong thế kỷ 16 và 17, khi các khoa học gia và triết gia phát triển một phương pháp điều nghiên mới. Những người đi đầu đã bỏ truyền thống, thuyết thần bí, thiên khải, và đức tin, và đi thẳng vào cuốn sách của thiên nhiên.  Họ tránh những giải thích huyền bí che dấu những nguyên nhân thiên nhiên.  Họ bác bỏ những luận điệu siêu hình chỉ là suy đoán và tìm kiếm những giả thuyết và lý thuyết có thể kiểm chứng được bằng sự quan sát thực nghiệm, tiên đoán từ thí nghiệm, khả năng và sự chính xác của toán học.  Những nguyên tắc khoa học chỉ được coi như là thử đề nghị, được để ngỏ cho sự xét lại trong ánh sáng của những dữ kiện mới hoặc những lý thuyết hiểu rõ hơn.

Sự tiến bộ khoa học chỉ có thể xẩy ra khi mà những người có quyền thế về thần học và triết học trong quá khứ đã bị dẹp sang một bên, và một phương pháp táo bạo mới mẻ tìm hiểu về thiên nhiên đã được chấp nhận.  Điều này đưa đến những phát minh quan trọng từ lãnh vực nghiên cứu này đến lãnh vực nghiên cứu khác.  Mở đầu với Vật Lý học và Thiên Văn học, và những khoa học thiên nhiên, những phương pháp điều nghiên khoa học đã phát triển trong thế kỷ 19 sang Hóa Học, Sinh Học, và khoa học về sự sống.  Và rồi sang đến khoa học xã hội và khoa học về hành vi đối xử (behaviorial science).  Vì sự khảo cứu khoa học đã mở rộng biên giới của kiến thức, những khám phá căn bản đã được áp dụng cho kỹ thuật với những kết quả ngoạn mục, ảnh hưởng to lớn đến nền văn minh và chuyển đổi những giá trị đạo đức, và những định chế chính trị, kinh tế và xã hội.

   [The dawn of modern science began in the 16th and 17th centuries, when scientists and philosophers developed a new method of inquiry.  The pioneers abandoned tradition, mysticism, revelation, and faith, and proceed directly to the Book of Nature.  They eschewed hidden occult explanations for natural causes.  They rejected purely speculative metaphysics and sought hypotheses and theories that are verified by empirical observation, experimental prediction, and the precision and power of mathematics.  Scientific principles were considered tentative, open to revision in the light of new data or more comprehensive theories.

   Scientific progress could only occur when the theological and philosophical authorities of the past were discarded, and a fresh bold approach to nature was adopted.  This led to unparalleled breakthroughs in fiel after field of research.  Beginning with physics, astronomy, and the natural sciences, scientific mehtods of inquiry were later extended in the 19th century to chemistry, biology, and the life sciences. And eventually in the 19th and 20th centruries to the social and behavioral  sciences.  As scientific research advanced the frontiers of knowledge, the findings of basic research were applied to technology with extraordinary results, impacting civilization enormously and transforming moral values and political, economic, and social institutions.]

   Vì khoa học cũng như tôn giáo là những chủ đề rộng lớn, quá rộng lớn, cho nên không ai có thể nói hết về mọi khía cạnh của tôn giáo và khoa học.  Tôn giáo cũng như khoa học đều cho là để phục vụ con người.  Tuy nhiên, không ai có thể phủ nhận là khoa học và tôn giáo Tây phương đều có mặt xấu và mặt tốt.  Sau đây tôi xin nói vài lời về hai mặt đối nghịch này của Tôn giáo và khoa học.

  Mặt xấu trong khoa học là lãnh vực khoa học để tạo quyền lực thống trị.  Đó là kỹ nghệ chiến tranh, chế tạo vũ khí đủ loại, bom nguyên tử,  bom khinh khí, bom áp nhiệt, bom chùm, bom napalm, vũ khí hóa học, sinh học v…v…  Giáo sư Noam Chomsky đã nói về viễn tượng thế giới bị thống trị như sau: “từng bước một, cả nhân loại sẽ bị hăm dọa diệt chủng chồng lên sự hăm dọa về vũ khí nguyên tử”.  Hiện nay, vũ khí nguyên tử nằm trong tay mấy cường quốc, và để giữ quyền thống trị thế giới, những nước này giữ độc quyền, cấm mọi nước khác không được chế tạo vũ khí nguyên tử.  Và những nước này dành quyền can thiệp vào mọi nước khác, nếu cần, cho lợi ích của mình.  Chính sách thực dân của các nước Anh, Pháp, Hòa Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha trước đây, và chủ trương đế quốc của Mỹ trong thời cận đại là những bằng chứng điển hình nhất về quyền lực thống trị của những nước có vũ khí mạnh trong tay.

   Sau Thế Chiến II thì quyền lực của các nước Âu Châu giảm, rồi chủ nghĩa thực dân cáo chung, một phần nhờ cuộc chiến thắng vĩ đại của Việt Nam đối với thực dân Pháp.  Còn lại là hai thế lực cường quốc đối đầu nhau trong chiến tranh lạnh: Nga và Mỹ.  Từ giữa thế kỷ 19, Friedrich Engels đã nhận định: “Không quốc gia nào có thể được tự do nếu quốc gia đó đi đàn áp các quốc gia khác.”  (No nation can be free if it oppresses other nations). Và năm 1903, Lenin ủng hộ “quyền đầy đủ về tự quyết của mọi quốc gia” (complete right of self-determination of all nations).  Điều này cũng là chủ trương của  Tổng Thống  Mỹ Woodrow Wilson và nhiều chính khách Mỹ. Nhưng vì có vũ khí mạnh trong tay, nên cả Nga và Mỹ đã bất chấp công pháp quốc tế.  Liên Bang Xô Viết đã cưỡng bách sáp nhập Latvia, Lithuania, Estonia, và một phần của Phần Lan, Ba Lan và Romania; chiếm đóng và đặt Ba Lan, Romania, Hung Gia Lợi, Mongolia, Bulgaria, Czechoslovakia, Đông Đức và Afghanistan dưới quyền kiểm soát của Cộng sản; dẹp cuộc nổi giậy của công nhân Đông Đức năm 1953, cuộc cách mạng Hung gia lợi năm 1956.  Trong khi đó thì Mỹ đã xâm lăng và can thiệp quân sự vào hơn 130 trường hợp ở các nơi như Trung Quốc, Mexico, Nicaragua, Panama, Honduras, Colombia, Turkey, Dominican Republic, Korea, Nhật, Argentina, Cuba, Haiti, Uruguay, Guatamela, Lebanon, Suma tra, Grenada, Puerto Rico, Brazil, Chile, Morocco, Egypt, Ivory Coast, Syria, Iraq, Peru, Formosa, The Philippines, Cambodia, Laos, và Việt Nam [Xin đọc Carl Sagan, Billions & Billions, Random House, New York, 1997. pp.153-154;  Carl Sagan là một khoa học gia nổi tiếng trên thế giới. Tài liệu về sự can thiệp của Mỹ trong các nước trên là Sagan dựa vào tài liệu của House Arm Services Committee của Mỹ]

   Về Việt Nam Sagan viết, trang 154: 

   Sự xâm lăng của Mỹ ở Đông Nam Á – vào những quốc gia chưa bao giờ gây hại hay đe dọa Mỹ – đã tổn thất 58000 quân nhân Mỹ và làm chết hơn triệu người Á đông; Mỹ thả những trái bom 7.5 megatons và tạo nên sự hỗn loạn về môi sinh và kinh tế vào một vùng mà ngày nay vẫn chưa được bình phục.

   [The American invasion of Southeast Asia – of nations  that never had harmed or threatened the US – killed 58000 Americans and more than a million Asians; the US dropped 7.5 megatons high ecplosives  and produced an ecological and economic chaos from which the region still has not recovered.]

    Sau 9 năm xâm lăng Iraq, Mỹ đã phải trả một giá là 4500 binh sĩ Mỹ chết, 32000 bị thương, và tốn 800 tỷ đô-la, chưa kể ít ra là trên 100000 người dân Iraq chết.  Bộ Trưởng Quốc Phòng Leon Panetta nói cái giá về máu và tiền phải trả cho cuộc xung đột rất đáng vì nó đặt Iraq trên con đường đi tới dân chủ.

   [After nearly nine years, 4,500 American dead, 32,000 wounded and more than $800 billion, U.S. officials formally shut down the war in Iraq — a conflict that U.S. Defense Secretary Leon Panetta said was worth the price in blood and money, as it set Iraq on a path to democracy.]

   Cho tôi xin nhé, xin để cho Việt Nam yên, Việt Nam là một nước đang trên đà phát triển sau những tổn thất quá lớn lao về nhân mạng và tài vật trong cuộc chiến phi lý vì sự can thiệp vô lý của Mỹ, nay Việt Nam chỉ muốn hòa bình để xây dựng đất nước.  Việt Nam không có vũ khí nguyên tử, không có những vũ khí giết người hàng loạt, không muốn làm tổn hại đến bất cứ quốc gia nào khác.  Chuyện dân chủ của Việt Nam rồi đâu sẽ có đó, chứ Việt Nam không bao giờ muốn có con đường đi tới dân chủ như con đường mà Mỹ nhập cảng vào Iraq.  Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson đã dạy rằng một nền dân chủ thì không thực tế trừ phi dân chúng đã được giáo dục [về dân chủ]. (Thomas Jefferson taught that a democracy was impractical unless the people were educated)  Một công dân của Việt Nam, một nữ nhân, một con cháu của Hai Bà, Bà Tôn Nữ Thị Ninh, đã khẳng định với dân biểu Loretta Sanchez, người thường trơ trẽn xía vào chuyện nội bộ của Việt Nam:

Chúng tôi chỉ tin tưởng vào một nền dân chủ do chính mình tạo dựng, và đã qua lâu rồi thời kỳ những nước đang phát triển cần các nước phát triển đến khai sáng và cứu rỗi.”

   Về mặt xấu của tôn giáo thì chúng ta đã biết, nhân danh một ông Gót tưởng tượng của người Do Thái, Công Giáo đã giết hại cả trăm triệu người trong những cuộc thánh chiến, những tòa án xử dị giáo, những cuộc săn lùng phù thủy mang về cho các linh mục dùng những hình cụ khủng khiếp nhất của nhân loại, do khoa học của các con Chúa phát minh,  tra tấn, bắt thú tội, rồi mang đi thiêu sống.  Tin Lành cũng như Công giáo đã thi hành chính sách diệt chủng dân da đỏ ở Mỹ, và phạm không biết bao nhiêu là tội ác đối với nhân loại trong quá trình truyền đạo, theo gót thực dân, trên khắp thế giới. 

   Về mặt tốt thì lợi ích của khoa học không ai có thể tưởng tượng nổi và lẽ dĩ nhiên  không ai có thể biết hết.  Chỉ xin đơn cử một số nhỏ lợi ích của khoa học.  Kỹ nghệ hàng không và hàng hải đã thu hẹp thế giới.  Chỉ trong vòng một ngày, con người có thể đi đến bất cứ nơi nào trên thế giới mà mình muốn.  Kỹ nghệ truyền thông và thông tin cho phép con người thấy việc đang xẩy ra ở những nơi xa xôi cách nhiều ngàn cây số, liên lạc với nhau bằng điện thoại và có thể thấy nhau khi nói chuyện.  Sự phóng xạ phân rã (radioactive decay) giúp chúng ta biết được tuổi của trái đất vào khoảng 4.5 tỷ năm, và nguồn gốc của sự sống trên hành tinh này đã có cách đây 4 tỷ năm.  Thuyết Big Bang cho chúng ta biết về nguồn gốc vũ trụ.  Thuyết Tiến Hóa cho chúng ta biết nguồn gốc con người, dù rằng thỉnh thoảng vẫn còn vài tiếng nói chống đối cất lên từ đêm tối của sự man rợ và đen tối trí thức trong thời Trung Cổ ở Âu Châu.

 

James Watson và Francis Crick
với mô hình DNA trong phòng thí nghiệm
Cavendish Laboratories vào năm 1953.
Bản quyền của A. Barrington Brown.
www.photoresearchers.com.

Khám phá khoa học ngoạn mục nhất vào giữa thế kỷ 20, khám phá ra DNA của Francis Crick và James Watson, với giải Nobel về khám phá quan trọng này trong khoa học.  Với khám phá này, phối hợp với vật lý và hóa học, người ta đã có thể hiểu rõ được những quá trình căn bản của sự sống (Sagan, Ibid., p. 210: The most significant aspect of the DNA story is that the fundamental processes of life now seem fully understandable in terms of physics and chemistry).  DNA là một phân tử chủ yếu trong quá trình di truyền chung của con người và hầu hết súc vật, cây cỏ.  Từ đó chúng ta biết được người và vượn có chung tới 99.6% những “gen” và không còn nghi ngờ gì nữa là thuyết Tiến Hóa đã trở thành một sự kiện: người và vượn đều tiến hóa từ một tổ tiên chung xa xưa [Không phải là con người tiến hóa từ khỉ như những người Ki Tô thường hiểu nhầm và dựa vào đó để đả kích thuyết Tiến Hóa.  TCN]. 

   Những lợi ích của y học thì không thể nói hết được.  Tuổi thọ trung bình của một đứa trẻ sinh ra ở Mỹ năm 1900 chỉ là 47 năm.  Một thế kỷ sau, một đứa trẻ sinh ra ở Mỹ năm 2000 sẽ có tuổi thọ trung bình là ngoài 70, có thể đến 80.  Đó là do sự tiến bộ của khoa học, không phải do cầu nguyện (David Mills, Atheist Universe, p.  244: In the year 1900, a child born in the US had a life expectancy of only 47 years.  After a century of science progress, a child born in the year 2000 has a life expectancy of almost 80 years – an incredible achievement accomplished not through prayer, but through science.)  Người Ki-tô từ trên xuống dưới đều hưởng những thành quả của khoa học, từ y khoa cho đến các tiện nghi hàng ngày, các phương tiện thông tin, di chuyển v…v…  Ngày nay, người Ca-tô khi bị bệnh, không đến xin Linh mục nước thánh [của Alexandre de Rhodes] để chữa bệnh, mà đến nhà thương để cho bác sĩ, có thể là một bác sĩ vô thần, chữa bệnh.  Họ cũng không ngồi nhà cầu nguyện mong phép lạ của Chúa chữa khỏi.  Giáo Hoàng John Paul II, trước đây khi bị bắn, cũng phải nhờ một toán bác sĩ giải phẫu trong 6 tiếng đồng hồ mới thoát khỏi tử thần, nhưng rồi ông ta đi đến Fatima để cám ơn Đức Mẹ.  Và khi ông ta bị bệnh Parkinson thì mọi cầu nguyện đều vô ích, ông ta phải tiếp tục chịu đựng bệnh càng ngày càng nặng cho đến khi chết.  Nhờ có khoa học kỹ thuật mà Giáo hoàng John Paul II cũng như Benedict XVI có thể ngồi an toàn trên chiếc popemobile, đi khắp nơi khuyên các con chiên “đừng sợ”.  Giáo hoàng Benedict XVI mới đây hãnh diện khoe rằng đã biết dùng I-Pad, gửi E-mail ra ngoài, một điều mà một em nhỏ học sinh 13 tuổi đã thành thạo từ lâu.  Ki Tô Giáo cũng không phản đối kỹ nghệ sản xuất vũ khí mà Mỹ, có thể nói là một nước Ki-tô giáo, đã kiếm lời rất nhiều qua dịch vụ bán vũ khí.

   Tôn giáo, Ki Tô Giáo, cũng có mặt tốt.  Lợi ích về cái tốt của Ki Tô Giáo là một cái bánh vẽ cứu rỗi trên trời, một viễn tượng về một cuộc sống đời đời sau khi chết.  Cái bánh vẽ này cũng giúp cho tín đồ rất nhiều khi đối diện với những bất toàn xẩy ra cho họ.  Họ cảm thấy an tâm vì tin rằng “Gót phải có một mục đích tốt nào đó cho họ trong đó”, và họ cầu nguyện hi vọng Gót sẽ nghĩ lại và đền bù cho họ như Gót đã làm với Job khi xưa. Họ được dạy như vậy.  Họ tin theo lời Chúa, cứ xin thì sẽ được, cứ cầu nguyện thì Chúa sẽ đáp ứng.  Chẳng vậy mà ông Tổng Ngô Quang Kiệt đã huy động giáo dân, kể cả đàn bà va con nít, mang búa kìm và xà beng đến thắp nến cầu nguyện ở Tòa Khâm Sứ, ngày này sang ngày khác cả tháng trời.  Họ rất kiên trì cầu nguyện, “cầu ngày không đủ, tranh thủ cầu đêm, cầu thêm ngày “Chúa nhật””.  Cầu cho đến khi lệnh của Bertone từ Vatican ban xuống mới chịu cuốn cờ, vác thánh giá rút lui về ổ.  Điều này cho thấy tin vào lời Chúa thì cũng như đổ thóc giống ra mà ăn.  Màn hiệp thông cầu nguyện cũng hiện đang tiếp diễn ở Thái Hà. 

Đạo đức Ki Tô Giáo?

    Tôn giáo, Ki Tô Giáo, thường tự nhận dạy đạo đức cho con người.  Nhưng đạo đức thực sự của con người thì ở đâu cũng có, có trong mọi tôn giáo, trong dân gian, trong cả tập thể những người vô thần.  Mặt khác cái thứ đạo đức mà tôn giáo, Ki Tô Giáo, dạy cho tín đồ thì chúng ta đã biết cái đạo đức đó như thế nào qua lịch sử ô nhục và đẫm máu của Ki Tô Giáo.  Tại sao vậy?  Đọc Thánh Kinh thì biết, tất cả đều bắt nguồn từ đó.  Tại sao Công giáo và Tin Lành đều đi thiêu sống người?  Tại vì Chúa Giê-su đã dạy phải gom những kẻ không tin ông ta như gom củi rồi mang đi đốt.  Tại sao Ki Tô Giáo lại đi giết những người ngoại đạo?  Vì Cha Giê-su dạy không ai được thờ thần khác.  Tại sao Công giáo lại đi săn lùng phù thủy, mang về tra tấn rồi mang đi thiêu sống?  Vì Gót dạy không được để cho phù thủy sống sót tuy rằng chẳng làm gì có phù thủy ở trên cõi đời này.

   Khi xưa, những hiện tượng thiên nhiên như sấm, sét, bão tố, động đất, sóng thần, bệnh truyền nhiễm v…v… mà cho tới gần đây vẫn còn có người cho đó là những hành động của Gót (Acts of God), thì đã được khoa học giải thích nguyên nhân rõ ràng và nhiều khi có thể tiên đoán, phòng ngừa.  Nhưng với những nhà truyền giáo bảo thủ Ki Tô thì khác.  Sau thiên tai Tsunami xẩy ra ở miền Phuket ngày “chúa nhật” 26 tháng 12, 2004, làm chết mấy trăm ngàn người nam, nữ, trẻ con vô tội, thì một số người trong trường phái khoa học dỏm “Thiết Kế Thông Minh (hay ngu đần?)” nói “Gót có một mục đích trong mọi thứ” (God has a purpose in all things).  Ann Graham Lotz, con của “lang băm tôn giáo” Billy Graham nói: “Gót không có giết thừa người nào với Tsunami này.  Trước sau gì rồi họ cũng chết mà” (God didn’t kill any extra people with this tsunami.  Sooner or later, they all would have died anyway) và lập luận theo trường phát “Thiết Kế Ngu Đần”: “Gót có một mục đích trong mọi thứ”.  [Xin đọc David Mills, Ibid., trang 243]. Chúng ta thấy sự cuồng tín của một số người Ki Tô Giáo thật là khủng khiếp.

Tại sao Ki-tô-giáo lại chống khoa học?

 Vì sự khác biệt giữa tôn giáo và khoa học đã quá rõ ràng, người ta thường cho rằng khoa học và tôn giáo là hai phạm trù bất khả tương hợp (incompatible).  Nhưng tại sao tôn giáo lại chống khoa học trong khi khoa học chỉ muốn tìm hiểu cặn kẽ những gì xẩy ra trước mắt trong thế giới vật chất, không hề có ý cạnh tranh với tôn giáo để kiếm tín đồ..  Mà hiện tượng này hiện nay chỉ còn xẩy ra trên nước Mỹ.  Vì khoa học là sự thật được kiểm chứng bằng những bằng chứng vững chắc.  Mà như Samuel Butler đã từng nhận định:  Ki-tô Giáo nói chung, đặc biệt là Công Giáo, không sợ bất cứ gì khác mà chỉ sợ có sự thật.  Tại sao?  Vì sự thật đi đến đâu thì những sự mê tín hoang đường lui tới đó, giống như ánh sáng tới đâu thì bóng tối phải lui tới đó.  Bản chất của tôn giáo thờ thần là buôn thần bán thánh để kiếm lời.  Mà chúng ta đã biết, Ki Tô Giáo, đặc biệt là Công Giáo, sống dựa trên sự mê tín của đám tín đồ thấp kém.  Dù rằng không phải mục đích của khoa học, nhưng những thành quả của khoa học đã phần nào làm cho những sự thật mà tôn giáo rao giảng không còn là sự thật, và một khi tín đồ biết đến sự thật và có can đảm để bước ra khỏi vòng mê tín thì tôn giáo mất đi quyền lực tâm linh và lợi ích vật chất của giới chăn chiên.  Cho nên không lạ gì, bất cứ khi nào có thể, những bậc chăn chiên trong Ki Tô Giáo chống khoa học để duy trì những quyền lực trên, và các con chiên chống khoa học vì thiếu hiểu biết và không đủ can đảm để bỏ đi sự mê tín của mình..  Như trên đã nói, người Ki Tô hưởng tất cả mọi thành quả của khoa học nhưng họ lại sợ khoa học làm mất đi sự mê tín mà họ muốn nuôi dưỡng trong đám tín đồ thấp kém.  Đó là tại sao họ tập trung sự chống đối của họ vào thuyết Tiến Hóa cũng như thuyết Big Bang.

    Sách lược chống đối của Ki Tô Giáo đối với vài bộ môn đặc biệt của khoa học thường có ba giai đoạn, tùy theo quyền lực của giáo hội và sự phát triển của khoa học:

  ☞    Thứ nhất, trong thời đại mà Giáo hội nắm quyền thế gian như trong thời Trung Cổ thì Giáo hội kiểm duyệt, đàn áp, bạo hành mọi quan niệm mà giáo hội cho là lạc đạo.  Ở đây chúng ta cần phải hiểu là khi tôi nói Giáo hội hay Ki Tô Giáo là tôi muốn nói đến tập đoàn thống trị ngồi ở trên, quyết định đường lối cho toàn thể con chiên chứ không phải là Giáo hội theo nghĩa rộng, gồm tất cả mọi người ở trong đạo.  Giáo hội cấm tín đồ đọc những sách nào mà giáo hội cho rằng có thể làm cho đức tin của tín đồ chao đảo.  Các tòa án xử dị giáo của Giáo hội dành quyền xét xử và kết án cả những khoa học gia như Copernicus, Bruno, Galileo v…v… và trường hợp điển hình là thiêu sống linh mục dòng Đa Minh Giordano Bruno bởi vì ông này cho rằng ngoài thế giới của chúng ta còn có nhiều thế giới khác, và trái đất không phải là trung tâm của vũ trụ.  Những điều này trái với những lời mạc khải không thể sai lầm của Gót trong Thánh Kinh mà Giáo hội tuyệt đối tin.

 ☞   Thứ nhì, khi mà những quan điểm khoa học đã được kiểm chứng vững chắc không thể phủ bác được thì Giáo hội xoay sang xảo biện, một ngành nghiên cứu để tìm cách biện giải cho những hành động của Giáo hội, phần lớn là xuyên tạc lịch sử, và những việc tàn bạo của Giáo hội là vì ý tốt muốn cứu vớt linh hồn con người v…v…  Trong giai đoạn này, Giáo hội không dám chống đối khoa học nữa mà đưa ra quan điểm là khoa học và Giáo hội là hai bậc thầy trong hai lãnh vực khác nhau, có giá trị như nhau, và không xen vào chuyện của nhau.  Quan điểm này, gọi tắt là NOMA (Non Overlapping Magisteria).  Đây là sự xảo biện của những người muốn vớt vát niềm tin vào một Gót của họ và với mục đích ngăn chận những nghiên cứu về thực chất cái mà họ gọi là bậc thầy tôn giáo của Giáo hội.  Nói khác đi, quan điểm này bắt nguồn từ sự thiếu tự tin tôn giáo: “Tôi tin cái gì thì mặc tôi, đừng có xía vào tín ngưỡng của tôi”.  Nhưng nếu chỉ tin không thì không nói làm gì mà vì những hoạt động bắt nguồn từ niềm tin đó có ảnh hưởng trên mọi khía cạnh xã hội thì ai cũng có quyền lên tiếng để làm sáng tỏ sự thật.  Cũng vì vậy mà ngày nay chúng ta có hàng trăm cuốn sách nghiên cứu về mọi khía cạnh của Ki Tô Giáo và nhiều người như  Sam Harris, Richard Dawkins, Christopher Hitchens v..v… đã khảng khái công khai tự nhận mình là “vô thần” và lên tiếng phê bình Ki Tô Giáo mà không có vấn đề.

 ☞  Cuối cùng, khi khoa học tiến tới mức mà các lý thuyết trở thành các sự kiện, thí dụ như thuyết Big Bang và thuyết Tiến Hóa, thì Giáo hội thỏa hiệp và nhận vơ tất cả những lý thuyết khoa học này đều có bàn tay của Gót ở đàng sau để lừa dối đám tín đồ thấp kém, đánh bóng vai trò và khả năng của Gót, bất kể những lý thuyết khoa học này đã phá tan thuyết sáng tạo trong Thánh Kinh.  Cho nên chúng ta không lấy gì làm lạ khi thấy Giáo hoàng John Paul II và  gần đây, Giáo hoàng Benedict đều phải công nhận thuyết Big Bang là nguồn gốc vũ trụ, và thuyết Tiến Hóa là nguồn gốc con người.  Các Ngài chỉ thêm vào một điều rất ngớ ngẩn là tất cả đều do ý của Gót của các Ngài.  Giáo hoàng John Paul II cũng đã phải thú nhận là chẳng làm gì có thiên đường trên các tầng mây, và cũng chẳng làm gì có hỏa ngục ở dưới lòng đất.  Do đó thuyết Sáng Tạo của Ki Tô Giáo đã tan thành mây khói, không làm gì có hai cha mẹ đầu tiên là Adam và Eva, không làm gì có sự sa ngã của Adam và Eva để tạo thành “tội tổ tông”.  Vai trò “cứu rỗi” của Giê-su chỉ là một huyền thoại, theo Linh Mục James Kavanaugh, và vai trò “thần linh cứu thế” của Giê-su thì cần phải dẹp bỏ, theo Giám mục John Shelby Spong.  Và riêng với các tín đồ Ki Tô Giáo Việt Nam thì tôi xin nhắc lại một sự kiện viết rõ nhiều lần trong trong Tân ước:  “Giê-su chỉ cứu người Do Thái mà thôi, và người Do Thái đã từ chối sự cứu rỗi của ông ta, vì không thể tin được những gì Giê-su nói.” 

 

“ELI ELI lama sabachthani”

translation:

“MY GOD, MY GOD, why has Thou forsaken me?

[Gót của tôi ơi, Gót của tôi ơi, sao ngài lại bỏ tôi]
-Jesus

Trần Chung Ngọc

Grayslake, Illinois

Ngày Đông Chí, 2011

Hàng Triệu Người Phẫn Nộ Về Video Clip “Thầy Trò Đường Tông… “

Hàng Triu Người Phn N V Video Clip

“Thầy Trò Đường Tông… “

nhiều tác giả

http://sachhiem.net/MINHMAN/Chinhtri/Minhman19.php

  13 tháng 3, 2012

 

Clip tuyên truyền bao cao su phản cảm

(http://vnexpress.net/gl/doi-song/cau-chuyen-cuoc-song/..)

Clip hoạt hình giáo dục sức khỏe sinh sản mang tên “Thầy trò Đường Tông đi thỉnh… bao cao su” phát tán trên Internet đang bị cư dân mạng “ném đá” vì phản cảm. Nội dung clip dài hơn 1,5 phút được xây dựng dựa trên cốt truyện thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh ở Tây Thiên trong bộ phim dài tập Tây Du Ký. Câu chuyện mở đầu:

“Thế kỷ này, ở một vương quốc nọ, nhà vua hết sức lo lắng trước sự bùng nổ của virus HIV và đại dịch AIDS. Bởi vậy vua đã phái thầy trò Đường Tông đi tìm phương thuốc hiệu nghiệm giúp dân tình thoát khỏi đại nạn”.

Vâng lệnh vua, thầy trò Đường Tông lên đường đến đất Phật để tìm thuốc. Trên đường đi gặp nhiều gian nan thử thách và phải chiến đấu với nhiều thế lực xấu nhưng cuối cùng họ cũng đến được Tây Thiên và gặp Phật tổ Nhi Lai. “Ta sẽ trao cho các con một dụng cụ bảo vệ cho người dân của vương quốc khỏi HIV/AIDS: bao cao su. Các con bằng kiến thức của mình hãy truyền bá, vận động mọi người sử dụng nó. Hãy coi nó như một người bạn”, lời của Phật tổ.

Đoạn phim hoạt hình trên được cho là vừa nhận giải xuất sắc trong một cuộc thi sáng tạo thông điệp tuyên truyền về sức khỏe sinh sản, bình thường hóa việc sử dụng bao cao su trong cộng đồng. Chương trình do một trung tâm tư vấn và chăm sóc sức khỏe sinh sản tổ chức.

Clip được đăng tải rộng rãi trên Internet, người đăng clip khẳng định “nó chứa đựng một thông điệp ý nghĩa về ‘người bạn nổi tiếng – bao cao su‘. Trong khi đó nhiều cư dân mạng cảm thấy bất bình và chỉ trích cho rằng nội dung của phim là “sự xúc phạm lớn đến đạo Phật”.

Sao các bạn có thể đem niềm tin của biết bao nhiêu triệu con người, trong đó có cha mẹ, ông bà tổ tiên các bạn để đem ra làm clip làm trò vui đùa“, thành viên trung1354 nhận xét.

Chung quan điểm này, nick name 101kohi viết: “Dùng hình ảnh Phật pháp và biểu tượng văn hóa tinh thần của con người mà đem ra nói bậy bạ. Phật mà đưa bao cao su. Thật vô lễ, coi xong clip này người phật tử cảm thấy như bị xúc phạm chớ thông điệp ý nghĩa gì“.

Theo Thi Trân – VNE

 

Clip tuyên truyền sức khỏe sinh sản phản cảm

http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/481754/Clip-tuyen-truyen-suc-khoe-sinh-san-phan-cam.html

Sau khi xuất hiện trên mạng Internet một thời gian ngắn, clip có tên Thầy trò Ðường Tông đi thỉnh… bao cao su đã bị cộng đồng mạng phản ứng, nhiều phản hồi cho rằng clip phản cảm.

Ðây là clip do sinh viên Học viện Báo chí và tuyên truyền dàn dựng, vừa được trao giải xuất sắc trong cuộc thi tìm kiếm thông điệp xuất sắc cho dự án “Friendly condom” (Bao cao su thân thiện) của Ngôi nhà Tuổi trẻ – Trung tâm chăm sóc, tư vấn sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên thuộc Trung tâm Thanh thiếu niên miền Bắc (Trung ương Ðoàn) vào đầu tháng 2-2012.

Clip dựa trên cốt truyện Tây du ký, theo đó khi một vương quốc bùng nổ đại dịch HIV/AIDS, nhà vua trị vì đã phái thầy trò Ðường Tông lên đường đi tìm phương thuốc đặc trị. Bốn thầy trò đã vượt qua nhiều sóng gió, gian nan rồi gặp được Phật tổ, được người trao cho “dụng cụ bảo vệ” là bao cao su để mang về cứu đại họa.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trần Sỹ Minh – giám đốc Ngôi nhà Tuổi trẻ – cho biết cuộc thi trên do CLB Friendly trực thuộc trung tâm tổ chức, trung tâm chỉ đứng ra đảm bảo tư cách pháp nhân và bảo trợ tài chính cho cuộc thi. Thành viên của CLB chủ yếu gồm 25 sinh viên thuộc 10 trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Ông Minh cho biết cuộc thi nhằm tìm ra năm thông điệp xóa ngăn cản, kỳ thị, tạo sự tiếp cận và sử dụng bao cao su tích cực.

Thành phần giám khảo là chuyên gia về khoa học vui, đạo diễn phim hoạt hình, chuyên gia làm công tác dân số. “Phụ trách chung trung tâm với rất nhiều mảng nên tôi không có điều kiện theo dõi sát sao nội dung cuộc thi. Nếu clip bị độc giả phản ảnh là “phản cảm” thì đó là điều hoàn toàn nằm ngoài ý muốn” – ông Minh phân trần.

Ông Vũ Thanh Liêm – giám đốc Trung tâm Thanh thiếu niên miền Bắc (Trung ương Ðoàn), đơn vị quản lý Ngôi nhà Tuổi Trẻ – cho hay qua phản ánh của Tuổi Trẻ mới hay tin về cuộc thi và nội dung của clip. “Nếu nội dung không phù hợp thì ban tổ chức cần phải rút kinh nghiệm” – ông Liêm nói.

Theo Lâm Hoài – TTO

 

Không thể là chuyện đùa !

Vừa qua, nhiều độc giả gởi các thông tin về tòa soạn phản ánh về sự thiếu ý thức tôn trọng văn hóa trong clip “chế” được cho là “tác phẩm dự thi tìm kiếm thông điệp cho một dự án của Ngôi nhà Tuổi trẻ – trung tâm chăm sóc, tư vấn sức khỏe sinh sản thuộc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (TNCS HCM).

 

Đường Tăng – biểu tưởng văn hóa bị “chế” rất phản cảm – Ảnh chụp từ clip

Clip sử dụng hình ảnh thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh, bị nhóm thực hiện “chế” thành “Thầy trò Đường Tông đi thỉnh… bao cao su”! Đáng lưu ý hơn là phần nhận xét về “tác phẩm” này:

“Khác với những phiên bản chế đang tràn lan trên mạng internet có nội dung chọc phá, clip này chứa đựng một thông điệp ý nghĩa về “Người bạn nổi tiếng” – bao cao su.

Đây là tác phẩm tham dự cuộc thi tìm kiếm thông điệp xuất sắc cho dự án “Friendly Condom” (Bao cao su thân thiện) của Ngôi nhà Tuổi trẻ – trung tâm chăm sóc, tư vấn sức khỏe sinh sản thuộc Đoàn TNCS HCM.

Với phong cách “chế” hài hước, dí dỏm đậm chất sinh viên, câu chuyện “Thầy trò Đường Tông đi thỉnh… bao cao su” trở thành một phiên bản hoàn toàn mới lạ của tích “Tây du ký”. Với lợi thế cốt truyện quen thuộc, các bạn trẻ khéo léo lồng ghép “người bạn tên Su” vào vai nguyên cớ để bốn thầy trò Đường Tông (cách gọi lái đi của nhân vật Đường Tăng) lên đường đi Tây Trúc. Nhờ đó, câu chuyện đi theo lối hài hước, thu hút khán giả trẻ hơn hẳn những tác phẩm khác cùng dự thi.

(theo Nhã Phong, Cười vỡ bụng clip ‘Thầy trò Đường Tông đi thỉnh… bao cao su’, Infonet – Báo điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông).

“Sáng tạo” kỳ quặc và vô ý thức văn hóa khi “chế” truyện tích Đường Tăng thỉnh kinh thành “Đường Tông thỉnh bao cao su”! – Ảnh chụp từ clip

Rõ ràng, nhóm thực hiện “tác phẩm dự thi” cũng như những người đánh giá, nhận xét “chất lượng” của nó thuộc vào loại “xuất sắc” đều biết nguồn gốc của “ý tưởng” được gọi là “sáng tạo” này. Nhiều độc giả tỏ ra bức xúc, không hiểu nhóm “tác giả” này đã nghĩ sao khi xây dựng hình ảnh một danh nhân đã đi vào văn học, nhất là có đã “chế” những ngôn ngữ phản cảm và vô ý thức trong cuộc đối thoại giữa nhân vật trước Phật Tổ, có “sáng tạo” kỳ quặc là được Phật tổ trao… bao cao su cho 4 thầy trò “Đường Tông” sau khi họ vượt qua bao chướng ngại để đến Tây Trúc (?!)

Vậy mà sự vô ý thức văn hóa, phản cảm đó lại được những người có trách nhiệm “chấm” là “sáng tạo”, “xuất sắc”! Điều quá đáng tiếc, như thông tin được dẫn, sự việc đó lại thuộc một dự án của Đoàn TNCS HCM. Điều đáng tiếc nữa là, sau khi công bố kết quả trên, mặc dù dư luận người dân đã lên tiếng phản đối qua một số báo chí, nhưng những người chịu trách nhiệm trong tổ chức Đoàn vẫn chưa hề có phản hồi gì. Và hiện nay, những nhận xét, clip kia vẫn lan truyền trên các trang mạng, cả ở những trang thông tin của các cơ quan nhà nước, các báo điện tử chính thống.

Có những điều không thể đem ra đùa giỡn. Sự coi thường văn hóa chính là hành động tự báng bổ lấy mình. Tuổi trẻ đôi khi có thể có những suy nghĩ thái quá, nhưng những người được giao trách nhiệm ở một cuộc thi thuộc một tổ chức chính trị của tuổi trẻ như Đoàn TNCS HCM không thể có những ‘đánh giá nhầm’ như thế! Càng không thể dùng cách đó nhằm để “thu hút khán giả trẻ” được.

Hoàng Độ

 

Việc Thầy trò Đường Tông đi thỉnh… bao cao su”
phát tán trên Internet – Ai chịu trách nhiệm?

 

Qua sự phản hồi của những người tôn trọng và bảo vệ nền văn hóa cho một xã hội có không ít người làm văn hóa nhưng thiếu văn hóa trầm trọng!

Tựa đề trên phát xuất từ một video clip do sinh viên học viện báo chí dàn dựng để tuyên truyền cho chương trình “friendly condom” Trung tâm chăm sóc, tư vấn sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên thuộc Trung tâm Thanh thiếu niên miền Bắc (Trung ương Ðoàn) vào đầu tháng 2-2012.

Vẻ hình thầy trò Đường Tăng đi thỉnh bao cao su, thế mà được người làm công tác chấm giải nhất.

1/ Thứ nhất, cái gọi là sinh viên học viện báo chí đã nói lên trình độ văn hóa tất yếu phải có. Một văn hóa được trang bị có nghĩa người làm công tác văn hóa phải biết tôn trọng cá nhân kẻ khác, đời tư kẻ khác. Ví dụ, một người bị nhiễm HIV không bao giờ bị nêu tên hay bị phân biệt đối xử trong cộng đồng xã hội. Người làm công tác văn hóa cũng không thể đưa hiện trạng nan y ra đùa cợt trước công chúng hay trên báo chí. Thế thì lấy một truyền tích tôn giáo để quảng bá đùa cợt một cách vô ý thức trên phương tiện truyền thông đại chúng, đó là loại văn hóa gì trong một xã hội gì hiện nay?

2/ Ban giám khảo chấm giải, ít ra cũng phải có một ý thức tối thiểu để đánh giá tác phẩm mà trên nguyên tắc:

– không vi phạm tác quyền của người khác,

– không xúc phạm danh dự kẻ khác,

– không ảnh hưởng an ninh xã hội,

– Không vi phạm một loại ngôn ngữ thô tục thiếu văn hóa,

– không ảnh hưởng đến bất cứ một loại văn hóa, tín ngưỡng hiện thời…

3/ Báo đài truyền thanh truyền hình khi phát sóng đưa tin, không chỉ nhắm đến lợi nhuận mà còn phải biết phân biệt quảng cáo cái gì, quảng cáo cho ai, và nội dung quảng cáo có ảnh hưởng xúc phạm hoặc có thể hiện được tính văn hóa của xã hội? Chẳng lẽ bốn nghìn năm văn hiến của một dân tộc được cô đặc bởi hai chữ lợi nhuận, lợi dụng và mù quáng???

Gần đây, trên các phương tiện truyền thông thường dùng Phật giáo là đối tượng để trêu cợt châm biếm, phải chăng đây là chủ trương của các cơ quan truyền thông hay một chính sách ngầm để công kích Phật giáo??? Giới trí thức trong và ngoài nước rất ngạc nhiên xã hội ta hiện nay xuất hiện quá nhiều điều bất ngờ như tội phạm mà không phải do tàn dư Mỹ Ngụy để lại: Cướp của giết người, tai nạn giao thông, không an toàn lao động; lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhân dân; bạo lực học đường, hành hạ trẻ con, lạm dụng ấu dâm; thiếu tinh thần trách nhiệm trong công việc, kiến thức sinh viên học sinh không tương thích…và…còn quá nhiều hiện tượng tiêu cực không ngờ.

Yêu cầu các cơ quan chức năng hãy trả lời mục quảng cáo trên đây đang được phát tán công khai.

Thiết nghĩ, cho dù xã hội đến chỗ loạn lạc thì nhân cách chẳng lẽ phải đánh mất, ý thức chẳng lẽ không còn cần thiết? Một đất nước bị tàn phá như Nhật trong cơn địa chấn và sóng thần, nguời dân nói chung và trẻ con nói riêng vẫn còn giữ được phong thái từ tốn, lịch sự, thể hiện nét văn hóa có giao dục, hà tất đất nước ta đang trên đà phát triển và tiến bộ mà cung cách hành xử cũng như sự hiểu biết tối thiểu lại đi ngược trào lưu. Những người làm văn hóa còn thiếu văn hóa như thế hà tất đại chúng thất học làm sao không là tội phạm xã hội?

Ai có trách nhiệm trong vấn đề nầy? Bộ giáo dục đào tạo? Cơ quan truyền thông? Chủ quản chuyên ngành quảng cáo Friendly condom? Học viện báo chí?

Hy vọng tất cả đầu óc và lỗ tai đều bình thuờng để nhận biết đâu là văn hóa – vô văn hóa hầu đất nước nầy không bị thêm tai tiếng những điều bất lợi.

MINH MẪN

12/3/2012

 

‘Clip Đường Tông thỉnh bao cao su không đoạt giải’

http://vnexpress.net/gl/doi-song/2012/03/clip-duong-tong-thinh-bao-cao-su-khong-doat-giai/

Sau khi đăng tải trên mạng, kèm theo chú thích đây là tác phẩm vừa đoạt giải xuất sắc trong cuộc thi trên, clip đã bị không ít cư dân mạng đả kích vì cho rằng nội dung phản cảm. Nhiều người bày tỏ bức xúc vì ban tổ chức đã đánh giá cao một tác phẩm “đem cả Phật ra làm trò đùa” như vậy.

Về điều này, ông Trần Sỹ Minh, Giám đốc Ngôi nhà Tuổi trẻ cho biết, đây là cuộc thi nhằm tìm ra thông điệp xóa ngăn cản, kỳ thị, tạo sự tiếp cận và sử dụng bao cao su tích cực, với sự tham gia của 25 sinh viên ở 10 trường đại học tại Hà Nội. Thành phần chấm thi là các nhà dân số, nhà báo, đạo diễn phim…

“Tôi phụ trách chung nhiều mảng nên không có điều kiện theo dõi sát sao nội dung cuộc thi. Việc một tác phẩm dự thi bị độc giả phản ảnh là ‘phản cảm’ là điều hoàn toàn nằm ngoài ý muốn và chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm”, ông Minh giải thích.

Còn ông Nguyễn Đắc Xuân, điều phối dự án “Friendly Condom” – đơn vị tổ chức cuộc thi cho biết, tác phẩm “Thầy trò Đường Tông đi thỉnh bao cao su” của nhóm sinh viên nói trên có tham gia cuộc thi nhưng không đoạt giải gì.

Ba bài thi đoạt giải là: “Hành trình của Su” (ĐH Xây dựng Hà Nội), “Love Diary” (ĐH Kinh Tế, ĐH Quốc gia Hà Nội) và “Câu chuyện cô Lành” (Học viện Báo chí và Tuyên truyền).

Ông Xuân cho biết, hiện nhóm tác giả clip nói trên rất căng thẳng trước những lời bàn luận gay gắt và không muốn giải thích gì thêm về nội dung “đứa con tinh thần” của mình.

Vương Linh

 

Các bài cùng tác giả
Tuy Có Hơi Muộn !Minh Mẫn
Hàng Triệu Người Phẫn Nộ Về Video Clip – “Thầy Trò Đường Tông… “nhiều tác giả
Lý Thái Tổ Và Chiến Lược Xây Dựng Đất NướcMinh Mẫn
Alexandre de Rhodes – Vấn Đề Tượng Trưng!Minh Mẫn
Hồn NướcMinh Mẫn
Thế Mạnh Của NướcMinh Mẫn
Vấn Đề Bang GiaoMinh Mẫn
Cộng Sản Đàn Áp Công Giáo?Minh Mẫn
Nỗi Bức Xúc Khôn NguôiMinh Mẫn
Huyết Lệ Tâm ThưMinh Mẫn
Thẩm QuyềnMinh Mẫn
Tầm Nhìn Thực TạiMinh Mẫn
Cơn Đau Tràn Bờ Minh Mẫn
Tình Cảm Dân Tộc Với Sinh Vật Huyền Thoại Minh Mẫn
Doanh Nhân Việt NamMinh Mẫn
DÂN OAN và TÔN GIÁOMinh Mẫn
Vụ Án Đặng Văn NhâmMinh Mẫn
Từ BILL CLINTON đến G.BUSH Minh Mẫn
Mười Góp Ý Với Thư Thỉnh Nguyện của 10 L.M.Minh Mẫn

▪ ▪

 

Trang Minh Mẫn

 

http://sachhiem.net/index.php?content=showrecipe&id=5250

Lịch sử Phật giáo Việt Nam (Wikipedia)

Lịch sử Phật giáo Việt Nam (Wikipedia)
Phật giáo Việt Nam là Phật giáo được bản địa hóa khi du nhập từ Ấn Độ và Trung Quốc vào Việt Nam, Phật giáo Việt Nam mang những đặc điểm khác biệt so với Phật giáo nguyên thủy và Phật giáo của các nơi khác trên thế giới. Phật giáo là tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng nhất ở Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cả nước có gần 45 triệu tín đồ quy y tam bảo, có 839 đơn vị gia đình Phật tử[1] và khoảng 44.498 tăng ni, hơn 14.775 tự, viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường…
 
 

Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, ngay từ đầu Công nguyên với truyện cổ tích Chử Đồng Tử học đạo của một nhà sư Ấn Độ. Luy Lâu (thuộc tỉnh Bắc Ninh) là trị sở của quận Giao Chỉ sớm trở thành trung tâm Phật giáo quan trọng. Các truyền thuyết về Thạch Quang Phật và Man Nương Phật Mẫu xuất hiện cùng với sự giảng đạo của Khâu Đà La (Ksudra) trong khoảng các năm 168-189[2].

 

Do tiếp thu Phật giáo trực tiếp từ Ấn Độ nên từ Buddha (bậc giác ngộ) được phiên âm trực tiếp thành “Bụt”[2], từ “Bụt” được dùng nhiều trong các truyện dân gian. Phật giáo Việt Nam lúc ấy mang màu sắc của Tiểu thừa[2], Bụt được coi như một vị thần chuyên cứu giúp người tốt, trừng phạt kẻ xấu. Sau này, vào thế kỷ thứ 4-5, do ảnh hưởng của Đại thừa đến từ Trung Quốc mà từ “Bụt” bị mất đi và được thay thế bởi từ “Phật”. Trong tiếng Hán, từ Buddha được phiên âm thành “Phật đà”, “Phật đồ” rồi được rút gọn thành “Phật”.

 

Phật giáo ăn sâu, bám rễ vào Việt Nam từ rất sớm. Đến đời nhà Lý, nhà Trần, Phật giáo phát triển cực thịnh, được coi là quốc giáo, ảnh hưởng đến tất cả mọi vấn đề trong cuộc sống. Đến đời nhà Hậu Lê thì Nho giáo được coi là quốc giáo và Phật giáo đi vào giai đoạn suy thoái. Đến đầu thế kỷ XVII, vua Quang Trung cố gắng chấn hưng đạo Phật, chỉnh đốn xây chùa, nhưng vì mất sớm nên việc này không có nhiều kết quả. Đến thế kỷ XX, mặc dù ảnh hưởng mạnh của quá trình Âu hóa, Phật giáo Việt Nam lại phát triển mạnh mẽ khởi đầu từ các đô thị miền Nam với các đóng góp quan trọng của các nhà sư Khánh Hòa và Thiện Chiếu [3].

 

Tóm lại, lịch sử Phật giáo Việt Nam trải qua bốn giai đoạn:

 

·  Từ đầu Công nguyên đến hết thời kỳ Bắc thuộc là giai đoạn hình thành và phát triển rộng khắp;

·  Thời Nhà Lý – Nhà Trần là giai đoạn cực thịnh;

·  Từ đời Hậu Lê đến cuối thế kỷ 19 là giai đoạn suy thoái;

·  Từ đầu thế kỷ XX đến nay là giai đoạn phục hưng.

 

Đại thừa có ba tông phái được truyền vào Việt Nam là Thiền tông, Tịnh Độ tông và Mật tông.

 

Thiền tông

 

Thiền tông (còn được biết là Zen hay Ch’an) là một tông phái Phật giáo do nhà sư Ấn Độ Bồ Đề Đạt Ma (Boddidharma) sáng lập ra ở Trung Quốc vào đầu thế kỷ thứ VI. “Thiền” là cách gọi tắt của “Thiền na” (Dhyana), có nghĩa là “Tĩnh tâm”, chủ trương tập trung trí tuệ để quán định (thiền) nhằm đạt đến chân lý giác ngộ của đạo Phật. Theo Thiền tông, “thiền” không phải là “suy nghĩ” vì suy nghĩ là “tâm vọng tưởng”, làm phân tâm và mầm mống của sanh tử luân hồi[7]. Cách tu theo Thiền tông đòi hỏi phải tập trung toàn bộ công sức và thời gian cộng với phải có khả năng đốn ngộ. Yêu cầu đó chỉ có những kẻ căn cơ cao mới có được nên người tu thiền thì nhiều nhưng người chứng ngộ quả thật rất là hiếm hoi[8]. Tuy nhiên lịch sử Thiền tông ở Việt Nam cũng có một lịch sử rõ ràng hơn cả.

 

Dòng thiền tu thứ nhất trong lịch sử Phật giáo Việt Nam do nhà sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi (Vinitaruci) lập ra. Ông là người Ấn Độ, qua Trung Quốc rồi đến Việt Nam vào năm 580, tu tại chùa Pháp Vân (hay chùa Dâu), thuộc huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh và truyền cho tổ thứ hai là Pháp Hiền. Dòng thiền này truyền được đến 19 thế hệ[9]. Dòng thiền tu thứ hai do Vô Ngôn Thông, người Trung Quốc lập ra vào năm 820, tu tại chùa Kiến Sơ, thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Dòng thiền này truyền được đến 17 đời[9]. Dòng thiền thứ ba do Thảo Đường, người Trung Quốc, vốn là tù binh bị bắt tại Chiêm Thành và được vua Lý Thánh Tông giải phóng khỏi kiếp nô lệ và cho mở đạo tại chùa Khai Quốc vào năm 1069. Dòng thiền này truyền được đến 6 đời[9]. Năm 1299, vua Trần Nhân Tông, dưới sự hướng dẫn của thiền sư Tuệ Trung Thượng Sỹ, xuất gia và lên tu ở núi Yên Tử, thuộc huyện Đông Triều, Quảng Ninh, thống nhất các thiền phái tồn tại trước đó và lập nên Thiền phái Trúc Lâm. Sau này, một số thiền phái khác xuất hiện như phái Tào Động dưới thời Trịnh-Nguyễn, phái Liên Tôn vào thế kỷ XVI-XIX (có trụ sở tại chùa Bà Đá và chùa Liên Phái, Hà Nội), phái Liễu Quán (Liễu Quán là tên một vị tổ thuộc dòng Lâm Tế) vào thế kỷ XVIII (miền Trung), phái Lâm Tế dưới thời nhà Nguyễn (miền Trung, và sau này phát triển ở miền Nam).

 

Thiền tông Việt Nam đề cao cái “tâm”[10]: “Phật ở tại tâm”, tâm là Niết Bàn, hay Phật. Trần Nhân Tông viết:

 

“Nơi mình có ngọc, tìm đâu nữa

Trước cảnh vô tâm, ấy đạo Thiền.”

 

Tịnh độ tông

 

Tịnh độ tông là một tông phái Phật giáo, chủ trương tu dựa trên tha lực của Phật A Di Đà [11]. Tha lực này rất quan trọng đối với căn cơ con người thời nay. Phật Thích Ca Mầu Ni có lần thuyết giảng: “Một viên đá dù nhỏ đến mấy mà ném xuống nước thì nó cũng chìm, nhưng nếu một hòn đá dù to đến mấy mà đặt trên bè thì nó cũng nổi”.

 

Trong Tịnh Độ tông, có tồn tại một cõi Phật cụ thể, gọi là Thế giới Cực Lạc do đức Phật A Di Đà (tiếng Phạn: Amitabha) làm giáo chủ. Việc tu hành được mở rộng ra những hành động đơn giản như đi thăm chùa, tụng danh Phật A Di Đà. Nhờ cách như vậy mà Tịnh Độ tông là tông phái phổ biến khắp cõi Việt Nam. Đi đến đâu ta cũng gặp người dân tụng niệm câu “Nam mô A Di Đà Phật” (có nghĩa là “Nguyện quy theo đức Phật A Di Đà”). Tượng Phật A Di Đà là tượng có mặt ở khắp mọi nơi và có mặt từ rất lâu đời.

 

Mật tông

 

Mật tông là một tông phái Phật giáo chủ trương sử dụng những phép tu tụng niệm các mật chú để đạt đến chân lý giác ngộ[12]. Cũng còn gọi là Lạt Ma tông, Mật tông là sự hợp nhất giới luật của thuyết nhất thiết hữu bộ (Sarvastivada) và nghi thức tác pháp của Kim Cương thừa. Bước quyết định trong nghi thức này là lễ Quán Đỉnh (Abhiseka) do một vị sư cả (guru hay “lạt ma”) ban phép cho người đệ tử được nhập thiền định tâm vào một vị Phật cụ thể bằng cách đọc chân âm (mantra), suy niệm đồ hình Mạn đà la (mandala) và thực thi ấn quyết (mudra) để đạt đến độ thăng hoa loại bỏ ý niệm nhị nguyên (duality) đặng nhập vào Chân Như, vào cõi Không. Trạng thái đó được biểu tượng bằng Kim cương chử (Vajra). Để làm chủ được các nghi thức tác pháp của Mật tông (còn gọi là Kim Cương thừa – Vajrayana) thì điều tiên quyết là phải thấu hiểu giáo nghĩa của Bát-nhã-ba-la-mật-đa (Prajnaparamita) của Long Thọ và Vô Trước. Giáo nghĩa Bát-nhã-ba-la-mật-đa được gọi là “Nhân thừa”, và giáo nghĩa Kim Cương thừa được gọi là “Quả thừa”. Tương truyền rằng Mật tông do đức Phật Đại Nhật khởi xướng. Mật tông có hai bộ kinh cơ bản là Đại Nhật kinh và Kim cương bát-nhã-ba-la-mật-đa kinh. Như vậy, từ thế kỉ thứ III đến thế kỉ thứ VII, Thiền tông Việt Nam mang đậm giáo nghĩa Tam Luận tông của Long Thọ, mà đặc biệt là tư tưởng Bát-nhã-ba-la-mật-đa của Long Thọ và Vô Trước. Các thiền sư thuộc Thiền phái Tì Ni Đa Lưu Chi không chỉ uyên thâm về Phật pháp mà nhiều vị rất có uy tín với triều đình và biểu thị rõ ý thức độc lập tự chủ của đất nước. Các thiền sư Pháp Thuận, Ma Ha (thế kỉ thứ 10), Sùng Phạm (thế kỉ XII),… đều làm cố vấn cho nhà vua không chỉ việc đạo mà cả việc đời, việc ngoại giao. Dòng Tì Ni Đa Lưu Chi còn kéo dài mãi đến thế kỉ XIX [cần dẫn nguồn]. Đặc biệt, các thiền sư dòng Tì Ni Đa Lưu Chi thường có hình thức tu tập “Tổng Trì Tam Muội” (Dharani samadhi), một hình thức tu tập phổ biến của Mật giáo (Tantrism), dùng chân âm kết hợp với ấn quyết trong trạng thái đại định để giữ được thân, khẩu, ý. Ở Hoa Lư (Ninh Bình), một cột kinh Phật bằng đá vào thế kỉ thứ X[13] có khắc bài thần chú Phật Đỉnh Tối Thắng Đà La Ni (Usnisavijaya dharani), một thần chú phổ biến của Mật tông, đã được phát hiện.

 

Khi vào Việt Nam, Mật tông không tồn tại độc lập như một tông phái riêng mà nhanh chóng hòa lẫn vào dòng tín ngưỡng dân gian với những truyền thống cầu đồng, pháp thuật, yểm bùa, trị tà ma, chữa bệnh,…

 

Đặc điểm của Phật giáo Việt Nam

 

Trên bước đường truyền bá và hội nhập, Phật giáo luôn luôn cố gắng thực hiện hai điều đó là khế lý và khế cơ. Nếu thiếu đi một trong hai yếu tố này Phật giáo sẽ chẳng còn là Phật giáo nữa. Duy trì và phát triển hai yếu tố này, Phật giáo được truyền vào Việt Nam và các nước khác.

Khế lý là nói về mặt tư tưởng nhờ khế lý nên dù ở thời gian và không gian nào, giáo lý Phật-đà vẫn hợp với chân lý, tư tưởng vẫn luôn luôn phong phú, sâu sắc mà vẫn giữ được bản chất của mình và chỉ có một vị đó là vị giải thoát[14].

 

Khế cơ thiên trọng về mặt lịch sử nhờ khế cơ nên dù trong hoàn cảnh và quốc độ nào thì sự sinh hoạt, thể hiện, truyền đạt cũng luôn luôn đa dạng[15]. Tùy theo phong tục tập quán của mỗi quốc gia mà vẫn không hề mất gốc (Phật giáo). Nói một cách khác thì có thể tùy nghi phương tiện theo từng vùng miền để truyền bá giáo lý Phật-đà nhưng không làm mất đi bản sắc của Phật giáo là ứng hợp với mọi tầng lớp và căn cơ chúng sanh.

 

Tên gọi tuy có khác nhưng giáo lý vẫn là một nên gọi là khế lý, dù một mà không phải một, nên có lắm tên Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Tây Tạng, Phật giáo Thái Lan, v.v… tất cả đều có tên chung là Phật giáo, bảo rằng giống cũng được nhưng bảo rằng không thì là sai. Đây gọi là khế cơ là bản địa hóa, hay sắc thái Phật giáo của từng vùng miền.

 

Khi Phật giáo được truyền vào Việt Nam đã được các vị thiền sư người Việt bản địa hóa, khiến Phật giáo hòa mình vào lòng dân tộc tạo nên một sắc thái đặc biệt của riêng Việt Nam. Phật giáo đã cùng sinh tồn cùng dân tộc. Điểm này dễ dàng nhận thấy trong những thời đại hưng thịnh của đất nước như Đinh, Lê, Lý, Trần đều là những lúc Phật giáo cũng song hành hưng thịnh và các vị thiền sư có vị trí quan trọng trong các triều đại đó. Dù được bản địa hóa để quyện mình vào lòng dân tộc nhưng tam tạng kinh điển Phật giáo Việt Nam vẫn được truyền thừa trong suốt hơn 2000 năm lịch sử Phật giáo Việt Nam[3].

 

Tính tổng hợp

 

Tổng hợp là một trong những đặc tính của lối tư duy nông nghiệp, chính vì thế tổng hợp là đặc tính nổi bật nhất của Phật giáo Việt Nam.

 

Tổng hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng truyền thống

 

Phật giáo thờ Phật trong chùa, tín ngưỡng truyền thống Việt Nam là thờ thần trong miếu và thờ Mẫu trong phủ, bốn vị thần được thờ nhiều nhất là Tứ pháp: Mây-Mưa-Sấm-Chớp. Tuy nhiên bốn vị thần này đã được “Phật hóa”. Các pho tượng này thường được gọi tượng Phật Pháp Vân, Phật Pháp Vũ, Phật Pháp Lôi và Phật Pháp Điện, trên thực tế các tượng này hoàn toàn điêu khắc theo tiêu chuẩn của một pho tượng Phật. Nghĩa là đầy đủ 32 tướng tốt cùng 80 vẽ đẹp, mà một trong những nét tiêu biểu chính là tướng nhục kế, những khế ấn, và khuôn mặt đầy lòng từ mẫn v.v… Các hệ thống thờ phụ này tổng hợp với nhau tạo nên các ngôi chùa “tiền Phật, hậu thần” hay “tiền Phật, hậu Mẫu”. Người Việt Nam đưa các vị Thần, Thánh, Mẫu, thành hoàng thổ địa, anh hùng dân tộc… vào thờ trong chùa. Đa số các chùa còn để cả bia hậu, bát nhang cho các linh hồn đã khuất.

 

Tổng hợp giữa các tông phái Phật giáo

 

Các tông phái Phật giáo Đại thừa sau khi du nhập vào Việt Nam trộn lẫn với nhau. Dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi pha trộn với Mật giáo. Nhiều vị thiền sư đời Lý như Vạn Hạnh, Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không,… đều giỏi pháp thuật và có tài thần thông biến hóa. Thiền tông còn kết hợp với Tịnh Độ tông như là trong việc tụng niệm Phật A Di Đà và Bồ Tát.

 

Các điện thờ ở chùa miền Bắc có vô cùng phong phú các loại tượng Phật, Bồ tát, La hán của các tông phái khác nhau. Các chùa miền Nam còn có xu hướng kết hợp Tiểu thừa với Đại thừa. Nhiều chùa mang hình thức Tiểu thừa (thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, sư mặc áo vàng) nhưng lại theo giáo lý Đại thừa; bên cạnh Phật Thích Ca Mâu Ni còn có các tượng Phật nhỏ khác, bên cạnh áo vàng còn có áo nâu, áo lam.

 

Tổng hợp giữa Phật giáo với các tôn giáo khác

 

Tín ngưỡng truyền thống đã tiếp nhận Phật giáo ngay từ đầu Công nguyên. Sau đó Phật giáo cùng tín ngưỡng truyền thống tiếp nhận Đạo giáo. Rồi tất cả cùng tiếp nhận Nho giáo để làm nên “Tam giáo đồng nguyên” (cả ba tôn giáo có cùng một gốc) và “Tam giáo đồng quy” (cả ba tôn giáo có cùng một mục đích). Ba tôn giáo trợ giúp lẫn nhau: Nho giáo lo tổ chức xã hội, Đạo giáo lo thể xác con người, Phật giáo lo tâm linh, kiếp sau của con người. Trong nhiều thế kỷ, hình ảnh “Tam giáo tổ sư” với Thích Ca Mâu Ni ở giữa, Lão Tử ở bên trái, Khổng Tử ở bên phải đã in sâu vào tâm thức mọi người Việt[16].

 

Ngoài ra Phật giáo Việt Nam còn được hòa trộn với tất cả các tôn giáo khác để hình thành Đạo Cao Đài vào thập niên 1920 với quan điểm là “Thiên nhân hợp nhất” và “Vạn giáo nhất lý”.

 

Tính hài hòa âm dương

 

Sau tính tổng hợp, hài hòa âm dương là một trong những đặc tính khác của lối tư duy nông nghiệp, nó ảnh hưởng rất lớn đến Phật giáo Việt Nam làm cho Phật giáo Việt Nam có phần thiên về nữ tính.

 

Các vị Phật Ấn Độ xuất thân là nam giới, khi vào Việt Nam bị biến thành “Phật ông – Phật bà”. Phật Bà Quan Âm (biến thể của Quán Thế Âm Bồ Tát) là vị thần hộ mệnh của vùng Nam Á nên còn được gọi là Quan Âm Nam Hải. Ngoài ra người Việt còn có những vị Phật riêng của mình như Man Nương Phật Mẫu (tên khác: Phật Mẫu), Quan Âm Thị Kính (tên khác: Quan Âm Tống Tử), Quan Âm Diệu Thiện (tên khác: Phật Bà Chùa Hương, Bà chúa Ba).

 

Tính linh hoạt

 

Phật giáo Việt Nam còn có một đặc điểm là rất linh hoạt, mà nhà Phật thường gọi là “tùy duyên bất biến; bất biến mà vẫn thường tùy duyên” nghĩa là tùy thuộc vào tình huống cụ thể mà người ta có thể tu, giải thích Phật giáo theo các cách khác nhau. Nhưng vẫn không xa rời giáo lý cơ bản của nhà Phật. Ví dụ: Các vị bồ tát, các vị hòa thượng đều được gọi chung là Phật, Phật Bà Quan Âm (vốn là bồ tát), Phật Di Lặc (vốn là hòa thượng),… Ngoài ra Phật ở Việt Nam mang dáng dấp hiền hòa và dân dã: ông Bụt Ốc (Thích Ca tóc xoăn), ông Nhịn ăn mà mặc (chỉ Thích Ca Tuyết Sơn),… Trên đầu Phật Bà Chùa Hương còn có lọn tóc đuôi gà rất truyền thống của phụ nữ Việt Nam.

 

Phật giáo Hòa Hảo

 

Phật giáo Hòa Hảo, hay còn gọi là Đạo Hòa Hảo, là một tông phái Phật giáo do Huỳnh Phú Sổ khai lập năm 1939, lấy pháp môn Tịnh Độ tông làm căn bản và chủ trương tu hành tại gia. Phật giáo Hòa Hảo thể hiện rất rõ tính tổng hợp và tính linh hoạt của Phật giáo Việt Nam. Số tín đồ Đạo Hòa Hảo ước tính khoảng 2 triệu người, tập trung chủ yếu ở đồng bằng Nam Bộ.

 

Thực chất Phật giáo Hòa Hảo là tiếp nối của một tông phái Phật giáo có từ gần một trăm năm trước ở đồng bằng Nam bộ có tên là Bửu Sơn Kỳ Hương do Phật Thầy Tây An (Đoàn Minh Huyên) sáng lập vào năm 1849 tại vùng Bảy Núi (tỉnh An Giang). Tiếp sau Phật Thày Tây An là Phật Trùm, Ngô Lợi (Đức Bổn Sư) rồi đến Huỳnh Phú Sổ. Thời kỳ Huỳnh Phú Sổ là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của Phật giáo Hòa Hảo.

 

Giáo lý là sự kết hợp của Tịnh Độ tông với Đạo Ông Bà. Tôn chỉ là “Học Phật Tu Nhân”, noi theo giáo lý Đức Phật mà tu sửa con người, tích cực thực hành thuyết “Tứ ân (ơn)”: cha mẹ, đất nước, tam bảo (Phật-Pháp-Tăng), nhân loại.

 

Cách thức tu hành của Phật giáo Hòa Hảo rất đơn giản là “tu hành tại gia”. Người “cư sĩ tại gia” cúng lạy vào hai buổi sớm mai và chiều tối với 16 lạy như một bài thể dục tòan thân ở “bàn thông thiên”, ăn chay một tháng 4 ngày để cơ thể khỏe mạnh; thờ trần đỏ hoặc trần dà với ý nghĩa hòa hợp; không chấp nhận mê tín dị đoan (không đốt vàng mã, không cúng tà thần…); thực hành tiết kiệm triệt để như không dâng cúng thực phẩm cho Phật chỉ cúng bông hoa nước sạch, không ăn thịt trâu, chó, bò để giữ sức kéo…; không hình thức: không đúc tượng, không chuông mõ, “tử thì táng”, không có hàng giáo phẩm và không có tổ chức đạo (trước năm 1947).

 

Phật giáo và Văn hóa Việt

 

Phật giáo đã thấm nhuần vào cách suy tư và sinh hoạt của người Việt nên dấu vết Phật giáo trong văn hóa Việt khá đậm nét. Nhiều người Việt theo lệ ăn chay vào những ngày mồng một hay ngày rằm.

 

Trong văn học thì truyện Nôm bình dân kể lại truyện Bà Chúa Ba tức truyện Quan âm chùa Hương. Nghệ thuật trình diễn có vở chèo Quan Âm Thị Kính. Truyện Kiều của Tố như Nguyễn Du cũng hàm chứa nhiều tư tưởng Phật giáo.

 

Văn chương truyền khẩu thì số tục ngữ ca dao liên quan đến Phật giáo rất đa dạng.

 

Khuyên người thì có:

 

Dù xây chín đợt phù-đồ

Không bằng làm phúc cứu cho một người

Nhận xét nhân thế thì có:

Hiền như Bụt

Oan Thị Kính

Đi với Bụt mặc áo cà-sa

Đi với ma mặc áo giấy

Miệng thì nam-mô

Bụng bồ dao găm

Châm biếm thì có:

Trao lược cho sư

Nhất sư nhì vãi

Quay đầu trở lại

Nhất vãi nhì sư[17].

 

Tổ chức Giáo hội Phật giáo và Chính sự

 

Phật giáo Việt Nam có vai trò chính sự qua nhiều triều đại. Thời nhà Đinh, nhà tiền Lê, nhà Lý, và nhà Trần đã nhiều vị cao tăng được triều đình trọng dụng như thiền sư Vạn Hạnh, Khuông Việt, Pháp Loa, v.v… ra giúp tham chính và cố vấn.

 

Vào cuối thời Pháp thuộc năm 1951 Tổng hội Phật giáo Việt Nam ra đời. Đây là tổ chức đầu tiên với ý định thống nhất các tổ chức rời rạc. Tổng hội thành công trong việc liên kết tất cả các thành phần Phật giáo Đại thừa khắp ba miền Nam, Trung, Bắc. Tuy nhiên Tổng hội không có cơ cấu điều hành ngoài việc mở đường liên lạc.[18]

 

Khoảng thập niên 1960 Phật giáo lại có mặt trên chính trường Việt Nam Cộng hòa.

 

Công cuộc Chấn hưng Phật giáo

 

Vào đầu thế kỉ XX, phong trào chấn hưng Phật giáo phát triển mạnh trên ba miền, đã tạo lập nên tổng thể Phật giáo Việt Nam hiện đại.

 

Chú thích

1.   ^ Theo số liệu thống kê của Ban Hướng dẫn Phật tử, Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong bài phát biểu của HT Thích Thiện Nhơn Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đọc trong ngày kỷ niệm 27 năm ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (07/11/1981 – 07/11/2008) được đăng trên báo Giác Ngộ cơ quan ngôn luận của Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh [[1]]

2.   ^ a b c Lê Mạnh Thát, Lịch sử Phật giáo Việt nam, NXB Thuận hóa 1999, tập I

3.   ^ a b Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo Sử Luận, NXB Văn Học 1979, tập III.

4.   ^ Thiền Uyển Tập Anh, quyển thượng-Thiền phái Vô Ngôn Thông

5.   ^ Thiền Uyển Tập Anh, quyển hạ-Các thiền phái TìNiĐaLưuChi và Thảo Đường

6.   ^ Tạp trí Hán Nôm số 02 năm 1999-Thử bàn về các thế hệ trong dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử

7.   ^ Daisetz Teitaro Suzuki, Thiền Luận, Tập 1, Trúc Thiên dịch, [2]

8.   ^ Trang Kinh & Sách trong Budda Home, [3].

9.  ^ a b c Thiền Uyển Tập Anh, Lê Mạnh Thát dịch từ bản in năm 1715, Đại học Vạn Hạnh, TPHCM 1999.

10.  ^ Trần Nhân Tông, Tuệ Trung Thượng Sỹ Ngữ Lục (bản in 1763) giảng giải, HT Thích Thanh Từ dịch và giảng, Ban VHTW GHPG VN, 1999.

11.  ^ Định Huệ trích dịch từ Nhật Bản Phật Giáo Sử của Dương Tăng Văn, [4].

12.  ^ Bộ Mật Tông, HT Thích Viên Đức dịch, tập I [5]

13.  ^ Kinh Phật đỉnh Tôn Thắng ở Thế kỷ X ở Hoa Lư

14.  ^ Trang Khế thời, [6]

15.  ^ Trang Khế thời, [7]

16.  ^ Trần Ngọc Thêm, Cơ sở Văn hóa Việt Nam, NXB GD 1999

17.  ^ Lịch sử hình thành và phát triển Phật giáo Việt Nam Bài của Trong Bang trên: Diễn đàn trung tâm mic

18.     ^ Lâm Vĩnh Thế. Bạch Hóa Tài Liệu Mật Của Hoa Kỳ Về Việt Nam Cộng Hòa. Hamilton, ON: Hoài Việt, 2008. Trang 188-9.

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

 
 

Phản hồi ][ In tin này ][ Về đầu trang ][ Trở về ]     

 

 

Các tin đã đưa:
 
 
   

 

“Cái kim bọc trong giẻ lâu ngày cũng lòi ra” – Thái Nam Thắng

“Cái kim bọc trong giẻ lâu ngày cũng lòi ra”    

 

Thêm góc nhìn cùng tìm hiểu cái gì đằng sau hiện tượng “Duy Tuệ và thiền minh triết”.

Duy Tuệ cạo đầu, mặc y phục na ná với tu sĩ Phật giáo, cũng bàn luận về Phật học, tu thiền, đôi khi choàng cả “y hậu” màu đỏ làm chủ lễ… Với hình thức của ông ta, khiến không ít người nhầm lẫn cho rằng ông ta là Tăng sĩ Phật giáo, thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nhầm cho rằng “thiền minh triết” là thiền Phật giáo, “sách viết về lối sống” của ông ta là triết lý sống nhà Phật…

Như một số cơ quan truyền thông, đài truyền hình đã từng giới thiệu. Tiếp theo những bài viết trên Giác Ngộ Online (www.giacngo.vn), Câu chuyện trong tuần kỳ này giới thiệu bài viết của tác giả Thái Nam Thắng, góp thêm góc nhìn cùng tìm hiểu cái gì đằng sau hiện tượng “Duy Tuệ và thiền minh triết”.

 

“Đạo sư” Duy Tuệ cũng có một xuất phát điểm như “Vô thượng sư” Thanh Hải, đó là tiếp cận các nhà sư và tìm hiểu giáo lý đạo Phật, sau đó tuyên bố mình đã “chứng ngộ”, rồi nhanh chóng lập pháp môn, lập phái để truyền “đạo”. Tuy nhiên, “Vô thượng sư” Thanh Hải được xem là một dạng tà đạo biến tướng thì Duy Tuệ lại có một vỏ bọc kỹ hơn, an toàn hơn khi núp dưới danh xưng “Trung tâm UNESCO Nghiên cứu và Ứng dụng Phật học Việt Nam” do chính ông ta làm Chủ tịch Hội đồng sáng lập.

Cả Thanh Hải và Duy Tuệ đều học lỏm các giáo lý của đạo Phật, mượn vào các nội dung, hình thức Phật giáo để phổ biến những thứ “pháp môn” đã được gia công nhào nặn. Duy Tuệ, một người thế tục, bỗng một hôm, cạo trọc đầu, mặc áo tràng tay thụng màu đỏ boọc-đô có viền đen, trông giống như các nhà sư, khiến cho mọi người hiểu lầm rằng nó thuộc về đạo Phật hay thuộc về Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Điều đáng nói, ban đầu cả Duy Tuệ và Thanh Hải đều thuyết giảng khá hay về giáo lý Phật giáo, sau một thời gian chiếm được niềm tin của những người có cảm tình với Phật giáo, họ liền chuyển sang chống phá Phật giáo như xuyên tạc kinh điển, phủ nhận những giáo lý căn bản của đạo Phật, kêu gọi mọi người rời xa “Tam bảo” (Phật – Pháp – Tăng), không cần phải tìm đến chùa chiền hay lễ tụng, chỉ cần làm theo những điều họ “phát minh” ra là sẽ đạt đạo.

 

Duy Tuệ (trái) – Ảnh st

   

 

Nhưng nếu chỉ xuyên tạc, chống phá Phật giáo thì mọi người sẽ nghi ngờ động cơ không trong sáng đó, nên họ mới lồng ghép những việc như kêu gọi bảo vệ môi trường, kêu gọi tình yêu thương; phong cho những người tu theo là “hiền giả minh triết”, “doanh nhân minh triết”; gọi những người trẻ là “niềm tự hào dân tộc”; lập các quỹ từ thiện…, rồi nhân đó “khai ngộ” bằng một mớ những giáo lý pha tạp, lẫn lộn giữa Phật tính và Tiên thiên, Thượng đế, đồng thời sử dụng các thuật ngữ Phật giáo, các hình thức như ngồi thiền, quán niệm, khai mở ánh sáng, minh triết…

Duy Tuệ xuất hiện trong khoảng chục năm nay, tuy nhiên không có cách gì để chính danh hoạt động như một tổ chức gắn với danh nghĩa “Phật giáo Việt Nam”. Đúng lúc ấy, có một nhóm trí thức quan tâm và bàn đến “Minh triết Việt”, Duy Tuệ nhanh nhảu chớp thời cơ để lập ra cái gọi là “Thiền Minh triết”, để nhập nhằng với Thiền Minh Sát – một phương pháp thiền căn bản trong đạo Phật. Phật giáo chính thống ở các quốc gia dù có phát triển nhiều dòng thiền, nhiều pháp môn, nhưng vẫn phải dựa trên căn bản của quá trình tu học Giới, Định, Tuệ (Giới sinh Định, Định sinh Tuệ, trong Giới có Định, Tuệ, trong Định có Giới, Tuệ, trong Tuệ có Giới, Định).

Sự đại vọng ngữ khi tự xưng là “Đạo sư” của Duy Tuệ đã phản lại với những phương pháp tu tập Giới, Định, Tuệ. Đáng nói, do thiếu lương thiện ngay từ động cơ ban đầu, nên Duy Tuệ đã nhào nặn các phương pháp thiền của Phật giáo để lập ra cái gọi là “Thiền Minh triết”. Đến khi thấy mọi người quan tâm đến tư tưởng của Phật hoàng Trần Nhân Tông, Duy Tuệ cũng nhanh nhảu tiếp cận và  mượn vào “Trung tâm UNESCO Nghiên cứu và Ứng dụng Phật học Việt Nam” để trao tặng tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông cho Trung tâm Phật giáo Quốc tế của Thái Lan nhằm tìm cho mình những mối quan hệ mang tính “quốc tế” (sic). Sau đó, Duy Tuệ dùng chính những ảnh hưởng này để tuyên truyền chống phá Phật giáo. Những giáo lý căn bản của Phật giáo như “Nhân quả”, “Nghiệp báo”, “Tứ đế”, “Bát Chánh đạo”… đều bị Duy Tuệ đem ra xuyên tạc. Duy Tuệ ra sức bác bỏ giáo lý “Bát Chánh đạo” (Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định) chỉ vì bản thân việc làm của Duy Tuệ không những không có “chính danh” mà còn không có bất kỳ chữ “chánh” nào như tám chữ “chánh” đã nêu.

Duy Tuệ đang cố gắng lập nhóm để sinh hoạt, và rất có thể đây là sẽ một biến tướng khác giống như “đạo” của Thanh Hải trong một tương lai không xa. Một khi nó mọc chân rết và bám chắc ở Việt Nam dưới những vỏ bọc an toàn hơn là “Phật học Việt Nam”, “UNESCO”, “Trần Nhân Tông” gì gì đó mang dáng dấp của “Đạo học phương Đông”, Dân tộc, thì sẽ rất nguy hại cho đất nước, nhất là khi người dân không còn biết tin Nhân quả. Bài học về một “giáo sư Phật học”, “nhà sư chém gió” Thích Minh Tâm với tôn chỉ “Chấn hưng nước Việt” vẫn còn đó. Chỉ mất khoảng 6 tháng “tu tập”, Nguyễn Thiếu Văn đã “biến hóa” thành “Thượng tọa Tiến sĩ Thích Minh Tâm”, rồi lọt vào làm chủ tọa điều khiển trong một hội nghị quốc tế về Phật học tại Việt Nam.

Xin hãy cảnh giác khi sử dụng lý trí và niềm tin của mình. Bởi bất cứ khi chọn lựa một điều gì, chúng ta cũng phải kiểm tra nó kỹ càng. Với một điều quan trọng như thực hành giáo lý đạo Phật, chúng ta càng phải xem xét cho cẩn thận, trước khi tìm đến một vị thầy. Xã hội đang tràn lan và gần như mất kiểm soát đối với những thứ giả giá trị, đặc biệt khi chúng biết làm giả như thật, từ đó chống phá các tôn giáo chân chính để trục lợi cho riêng mình.

Duy Tuệ cũng chỉ là một dạng trùng biến hình, nhưng chúng ta không thể không nói đến những người quản lý vô trách nhiệm, tiếp tay cho ông ta để làm hại đến thanh danh của Phật pháp. Điều này còn nguy hiểm hơn là phê phán một Giáo hội, vì ra sức xuyên tạc Phật giáo từ bên trong những giáo lý căn bản như Nhân quả, Nghiệp báo, Bát chánh, Tứ đế… thì sẽ gây ra những hệ quả tiêu cực đến đời sống con người, nhất là khi chủ nghĩa thực dụng, tôn sùng vật chất lên ngôi.

Nếu đây là một âm mưu trá hình, chống phá Phật giáo bằng các phương tiện thông tin chính thống như đài phát thanh, đài truyền hình quốc gia, nhà xuất bản uy tín thì sẽ vô cùng nguy nan cho Phật giáo Việt Nam. Những phát biểu xuyên tạc của Duy Tuệ xúc phạm nghiêm trọng Phật pháp, tạo ra những vết thương tinh thần khó lành cho những người tìm đến giáo lý đích thực, lừa gạt những người sơ cơ đang có cảm tình tìm đến với đạo Phật.  Để mọi người không tiếp tục bị lừa gạt, mong Giáo hội Phật giáo Việt Nam có tiếng nói trước dư luận về hiện tượng này.

Ông Duy Tuệ tự xưng là “đạo sư” trái với tinh thần của đạo Phật, dùng tà thuyết để phỉ báng giáo lý đạo Phật. Nhưng với hình thức của ông ta, khiến không ít người nhầm lẫn với Phật giáo, với Tăng sĩ Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Ngoại trừ những Tăng Ni, Phật tử nằm trong tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam, khi chưa được phép, không ai có quyền nhân danh các tổ chức núp dưới danh xưng “Phật giáo Việt Nam” hay “Phật học Việt Nam” để hoạt động. Trung tâm UNESCO Nghiên cứu và Ứng dụng Phật học Việt Nam, không phù hợp để tồn tại một khi nó xuất hiện để nhằm mục đích đánh phá Phật giáo. Đặc biệt, Giáo hội không thể tiếp tục để những con người hủy báng Chánh pháp như vậy được phép tiếp cận hình ảnh Phật hoàng Trần Nhân Tông, một đấng anh minh của dân tộc, sau khi rời bỏ ngôi vua, xuất gia và đi khắp hang cùng ngõ hẻm để khuyên dân chúng giữ gìn mười điều lành, xiển dương Chánh pháp.

Các cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo, xuất bản, truyền thanh, truyền hình cần phải rõ ràng và minh bạch về vấn đề này. Bởi nếu thuyết giảng, truyền bá những nội dung trái với đạo Phật, công khai đánh phá Phật giáo, thì phải chăng Duy Tuệ đang muốn xây dựng một tổ chức “Giáo hội” trá hình? Thật ngược ngạo, khi ông Duy Tuệ hủy báng Chánh pháp và không có liên hệ gì với Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nhưng tại sao có thể đại diện liên lạc với các tổ chức Phật giáo quốc tế để trao tặng những biểu tượng của Phật giáo Việt Nam?

Các nhà xuất bản cho in những sách chống phá Phật giáo của “đạo sư” Duy Tuệ không biết có ý định gì? Điều đáng nói, việc quản lý các ấn phẩm Phật giáo không nằm trong tay Giáo hội, mà ở những người không có đủ kiến thức chuyên môn về Phật giáo, nên những sách chống phá Phật giáo một cách công khai của Duy Tuệ mới lọt ra thị trường. Ngạc nhiên hơn, Duy Tuệ còn có cả một chương trình phổ biến “Thiền Minh triết” trên sóng phát thanh quốc gia.

Cá nhân ông Duy Tuệ có thể tự do giảng đạo, truyền bá một pháp môn gọi là “Thiền Minh triết”, vậy ông ta thuộc tổ chức Giáo hội nào, ai cho phép thành lập? Phải chăng ai cũng có quyền tự lập hội, lập giáo phái, lập pháp môn và tự do truyền giảng dưới danh nghĩa tôn giáo khi chính thức được một số cơ quan thông tin uy tín “lobby” cho? Rõ ràng điều này hoàn toàn trái với Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo của Chính phủ.

Người Việt có câu “Cái kim bọc trong giẻ lâu ngày cũng lòi ra”. Giá trị giả mãi mãi vẫn chỉ là giá trị giả. Quả báo nhãn tiền mà “Vô thượng sư” Thanh Hải đã gặp phải càng củng cố cho mọi người thấy một hoạt cảnh tương tự sẽ diễn ra cho “đạo sư” Duy Tuệ. Mọi người vẫn hy vọng đó chỉ là một mánh khóe để trục lợi cá nhân của Duy Tuệ, không phải là chủ trương từ những người có trách nhiệm trong quản lý tôn giáo.

Bài liên quan: >> Cùng tìm hiểu cái gì đằng sau hiện tượng này; >> Công kích Phật giáo, để làm gì?

Thái Nam Thắng

http://giacngo.vn/thoisu/cauchuyentrongtuan/2012/03/13/13441B/

 

Về bài kinh Kalama – Tỳ khưu Bodhi – Bình Anson lược dịch

V bài kinh Kalama

 

Tỳ khưu Bodhi
Bình Anson lược dịch
-ooOoo-

Bài kinh Kalama, trong Tăng Chi bộ, chương Ba Pháp, thường được nhiều người xem như là một “Hiến chương Phật giáo về Tự do Trạch vấn”. Mặc dù bài kinh bác bỏ các tư duy giáo điều và lòng tin mù quáng, vấn đề ở đây là bài kinh có thật sự mang những ý nghĩa mà người ta thường gán ghép vào đó hay không? Dựa vào một đoạn duy nhất của bài kinh, thường được trích dẫn sai lạc ra ngoài mạch văn, người ta thường nghĩ rằng Đức Phật là một nhà chủ nghĩa thực nghiệm, bác bỏ mọi giáo thuyết và lòng tin, và Pháp của Ngài chỉ là công cụ của một người tư duy tự do để đạt chân lý, và mời gọi mỗi người chấp nhận hay bác bỏ bất cứ điều gì theo sở thích của họ.

 

Thế nhưng, bài kinh Kalama có thật sự biện minh cho quan điểm đó không? Hay chúng ta thấy ở đây chỉ là một tập hợp các dạng thái khác nhau của khuynh hướng trơ trẽn xưa cũ là đánh đồng Giáo Pháp với những gì thích hợp với mình — hoặc thích hợp với những người đang nghe mình thuyết giảng? Trong giới hạn của bài viết ngắn này, chúng ta hãy đọc lại toàn bộ bài kinh Kalama, và cũng cần nên nhớ rằng để hiểu đúng lời Phật dạy, chúng ta cần phải tìm hiểu ý định của Ngài khi nói ra các lời dạy đó.

*

Đoạn kinh thường được nhiều người trích dẫn như sau:

– “Này quý vị Kalama, đừng tin vì nghe truyền khẩu, đừng tin vì đó là truyền thống, đừng tin vì nghe đồn đại, đừng tin vì được ghi trong kinh điển, đừng tin vì lý luận, đừng tin vì suy diễn, đừng tin vì đã tư duy trên mọi lý lẽ, đừng tin vì dựa theo ý kiến đã được cân nhắc, đừng tin vì vị ấy có vẻ có uy quyền, đừng tin vì nghĩ rằng vị ấy là thầy của mình.”

“Khi nào quý vị tự mình biết rõ: ‘Các pháp này là bất thiện; các pháp này là đáng chê; các pháp này bị người trí chỉ trích; các pháp này nếu được thực hiện và chấp nhận, sẽ đưa đến bất hạnh khổ đau’, quý vị hãy từ bỏ chúng. … Khi nào quý vị tự mình biết rõ: ‘Các pháp này là thiện; các pháp này là đáng khen; các pháp này được người trí ca ngợi; các pháp này nếu được thực hiện và chấp nhận, sẽ đưa đến lợi lạc hạnh phúc’, quý vị hãy đạt đến và an trú”.

Đoạn kinh này, cũng như những đoạn khác ghi lại trong kinh điển, Đức Phật nói ra trong một ngữ cảnh đặc biệt — cho thính chúng trong một bối cảnh đặc biệt nào đó — và vì thế cần phải hiểu trong ngữ cảnh đó. Các người trong bộ tộc Kalama, cư dân của thị trấn Kesaputta, được nhiều vị đạo sư với những quan điểm khác nhau đến viếng thăm, mỗi vị đề cao giáo thuyết của mình và bôi bác giáo thuyết của người khác. Điều này làm cho những người Kalama hoang mang. Khi biết ẩn sĩ Gotama, được ca ngợi là bậc Giác Ngộ, đến viếng thị trấn, họ đến yết kiến Ngài, với hy vọng rằng Ngài sẽ giúp giải tỏa các sự hoang mang, nghi ngờ của họ. Khi đọc tiếp các đoạn sau của bài kinh, chúng ta thấy rõ ràng các vấn đề làm cho họ hoang mang là về sự tái sinh và hậu quả của các hành động thiện và ác.

Đức Phật bắt đầu bằng cách trấn an những người Kalama rằng trong tình huống như thế, họ nghi ngờ hoang mang là đúng, và Ngài khuyến khích họ nên trạch vấn. Tiếp theo, Ngài nói với họ những điều như đã được ghi trong đoạn kinh trích dẫn ở trên, khuyên họ nên từ bỏ những điều họ tự biết rõ là bất thiện, và thực hành những những điều họ tự biết rõ là thiện. Lời khuyên này có thể nguy hiểm cho những ai không có luân lý đạo đức, và chúng ta có thể hiểu rằng ở đây, Đức Phật xem những người Kalama này là những người có đạo đức tốt. Dù thế nào, Ngài cũng không để cho họ tự mình suy diễn, mà Ngài còn khéo léo hỏi họ để cho họ thấy tham sân si đưa đến bất hạnh, khổ đau cho mình và cho người khác, và chúng phải được từ bỏ. Trái lại, tâm vô tham, vô sân, vô si sẽ đưa đến an lạc, hạnh phúc, và vì thế, cần phải được nuôi dưỡng.

Tiếp theo, Đức Phật giảng rằng một “vị Thánh đệ tử ly tham, ly sân, ly si” sống tỉnh giác, chánh niệm, an trú và tỏa rộng tâm vô lượng Từ, Bi, Hỷ, Xả bao trùm toàn thế giới. Với tâm thanh tịnh, không oán thù, không ác hại như vậy, vị ấy có được “bốn sự an ổn” ngay bây giờ và tại nơi đây: (i) nếu có đời sau và nếu có kết quả dị thục do các nghiệp thiện ác, sau khi thân hoại mạng chung, vị ấy sẽ sinh vào cõi thiện lành; (ii) nếu không có đời sau và nếu không có kết quả dị thục, vị ấy vẫn sống tự tại và an lạc tại đây và ngay bây giờ; (iii) nếu có quả xấu trổ ra bởi nghiệp ác, vị ấy không chịu quả xấu; và (iv) nếu quả xấu không trổ bởi nghiệp ác, cũng không ảnh hưởng gì đến vị ấy vì ý nghĩ lẫn hành động của vị ấy đều trong sạch. Sau khi nghe giảng như thế, các người Kalama tỏ lòng tri ân và tán thán Đức Phật, rồi xin Ngài cho phép họ quy y Tam Bảo.

*

Bài kinh Kalama có đề nghị, theo quan điểm của nhiều người, rằng một người Phật tử có thể bác bỏ mọi giáo thuyết và lòng tin, rằng người ấy chỉ cần dựa theo kinh nghiệm cá nhân của mình như là tiêu chuẩn để đánh giá các lời dạy của Đức Phật và để bác bỏ những gì mà mình không thể dung hợp, hay không? Đúng rằng Đức Phật không đòi hỏi những người Kalama phải chấp nhận những gì Ngài nói vì họ có lòng tin nơi Ngài, nhưng chúng ta cần phải ghi nhận một điểm quan trọng: những người Kalama này, khi bắt đầu bài kinh, chưa phải là đệ tử của Đức Phật. Họ đến gặp Ngài và xem Ngài chỉ như là một vị cố vấn, để nghe những lời khuyên khả dĩ giúp họ xóa tan sự nghi ngờ thắc mắc của họ, nhưng họ chưa xem Ngài là đấng Như Lai, bậc Toàn Giác, là vị có thể chỉ cho họ con đường tâm linh đưa đến giải thoát tối hậu.

Bởi vì các người Kalama không có ý định đến gặp Đức Phật để tìm hiểu sứ mạng hoằng pháp của Ngài, để tìm hiểu con đường giải thoát, cho nên chưa phải là dịp để Đức Phật thuyết giảng về Giáo Pháp cao diệu của Ngài, chẳng hạn như là Tứ Diệu Đế, tam tướng (khổ, vô thường, vô ngã), và các pháp quán niệm. Giáo Pháp này chỉ giảng đặc biệt cho những ai đã chấp nhận Đức Phật là vị Thầy dẫn đường giải thoát. Trong các bài kinh khác, Ngài chỉ thuyết giảng cho những ai đã có “lòng tín thành nơi Đức Như Lai” và cho những ai đã có đầy đủ phước duyên để thông hiểu và thực hành các lời dạy đó. Những người Kalama này, ngay trong đoạn đầu bài kinh, chưa phải là thửa đất mầu mỡ để Ngài gieo các hạt giống giáo pháp giải thoát. Họ còn đang hoang mang về các lời tuyên bố trái ngược nghe được từ các vị đạo sĩ khác, tâm họ vẫn chưa rõ ràng, ngay cả về nền tảng căn bản của đạo đức.

Vì thế, sau khi khuyên họ không nên tin dựa theo các truyền thống sẵn có, dựa theo lý luận trừu tượng, dựa theo các bậc đạo sư khéo thuyết, Đức Phật trình bày những gì có thể kiểm chứng tức khắc và có khả năng thiết lập một nền tảng vững chắc cho đời sống đạo đức và thanh tịnh tâm hồn. Ngài dạy rằng cho dù có hay không có tái sinh sau khi chết, một đời sống có đạo đức và có lòng từ bi với mọi loài chúng sinh tất nhiên sẽ mang đến phần thưởng quý báu ngay bây giờ và ở nơi đây, đó là sự an bình và hạnh phúc nội tâm, cao quý hơn tất cả các khoái lạc mong manh khi con người vi phạm các nguyên tắc đạo đức và chạy theo lòng tham dục. Cho những ai dù chưa sẵn sàng chấp nhận có đời sau, có đời sống khác sau khi chết, lời dạy như thế sẽ đảm bảo sự an vui hiện tại của họ, và nhờ thế, có khả năng giúp họ tái sinh về cõi thiện lành.

Mặt khác, cho những ai có khả năng hiểu biết và chấp nhận sự hiện hữu của chúng ta qua tái sinh luân hồi, lời dạy của Ngài cho những người Kalama vượt qua các tác động tức thời và chỉ thẳng vào cốt lõi của Giáo Pháp. Ba trạng thái tâm — tham, sân, si — được Ngài đem ra thuyết giảng không phải chỉ là căn bản của tà hạnh và uế nhiễm trong tâm. Trong khung giáo lý của Ngài, đó là cội nguồn của lậu hoặc — là nguyên nhân chính của tất cả mọi ràng buộc và đau khổ — và toàn thể Giáo Pháp có thể xem như là pháp hành để diệt sạch ba cội rễ ác hại này, bằng cách phát triển toàn hảo ba liều thuốc hóa giải: xả ly, từ bi và trí tuệ.

*

Như thế, bài giảng cho các người Kalama trình bày cách thử nghiệm tốt để mang lại sự tín nhiệm nơi Giáo Pháp như là một giáo thuyết khả thi đưa đến giải thoát. Giáo Pháp bắt đầu với một lời dạy có thể chứng nghiệm tức thời, giá trị của lời dạy ấy có thể thấy được bởi bất cứ người nào có đạo đức tốt và thực hành nghiêm túc cho đến kết luận cuối cùng, nghĩa là có thể thấy được: các lậu hoặc trong tâm gây tai hại và đau khổ cho mình và cho xã hội, đoạn trừ lậu hoặc sẽ mang đến an bình và hạnh phúc, và các pháp hành mà Đức Phật đã dạy là những phương cách hiệu quả để đoạn trừ các lậu hoặc đó. Bằng cách tự thử nghiệm lời dạy này, chỉ cần tạm thời đặt lòng tin nơi Đức Phật như hành trang đi đường, cuối cùng rồi ta sẽ có được một sự tin tưởng vững chắc, dựa trên kinh nghiệm thực chứng, nơi uy lực giải thoát và thanh tịnh hóa của Giáo Pháp. Sự tin tưởng nơi lời dạy ấy sẽ mang lại lòng tịnh tín sâu xa nơi Đức Phật là vị Thầy, và từ đó, ta sẽ chấp nhận các nguyên tắc hành trì mà Ngài truyền giảng để giúp ta tiến bước trên con đường đưa đến giác ngộ, ngay cả khi chúng vượt ngoài khả năng kiểm chứng của ta. Đây chính là đánh dấu sự khai mở Chánh Kiến, bước đầu tiên của Bát Chánh Đạo.

Một phần vì phản ứng chống lại chủ nghĩa giáo điều, một phần vì quỵ lụy vào kiến thức khoa học khách quan, khuynh hướng thời thượng ngày nay là vội vàng suy diễn cho rằng Đức Phật bác bỏ mọi lòng tin và giáo thuyết đã thiết lập, và cho rằng Ngài dạy chúng ta chỉ chấp nhận những gì ta có thể tự kiểm nghiệm, qua bài kinh Kalama. Tuy nhiên, sự suy diễn này không chính xác. Chúng ta đừng quên rằng đây là các lời khuyên của Đức Phật đến những người Kalama khi họ chưa sẵn sàng tin Ngài và Giáo Pháp của Ngài; cũng bởi lẽ ấy, bài kinh đã không đề cập gì đến Chánh Kiến và cả bầu trời tươi sáng khi có được một cái nhìn chân chính. Trái lại, bài kinh chỉ đưa ra những lời khuyên hợp lý nhất để họ có được một đời sống hiền thiện, khi vấn đề về đức tin tối hậu được tạm thời gác sang một bên.

Ở đây, chúng ta cần phải hiểu rằng lời Đức Phật dạy trong bài kinh bao gồm những gì mà chúng ta có thể tự thực chứng trong kinh nghiệm đời sống hằng ngày; rồi từ đó, sẽ là cơ sở vững chắc để ta đặt niềm tin vào những khía cạnh khác của Giáo Pháp, vượt qua những kinh nghiệm thông thường của ta. Đức tin trong Phật Pháp không bao giờ được xem như là cứu cánh, cũng không đủ bảo đảm để giác ngộ giải thoát, mà chỉ là điểm khởi đầu của một tiến trình thăng hoa chuyển hóa nội tâm để khai mở tuệ quán. Để tuệ quán thực hiện được chức năng giải thoát, nó cần phải được khai mở trong bối cảnh nắm bắt chính xác các chân lý trọng yếu về vị trí của chúng ta trong thế gian và về phạm vi của giải thoát. Các chân lý này đã được Đức Phật hoằng truyền từ sự hiểu biết thâm sâu của Ngài về bản chất của con người. Chấp nhận các chân lý đó với lòng tín thành, sau khi xem xét kỹ lưỡng, là đặt bước đầu tiên trên cuộc hành trình chuyển hóa niềm tin thành trí tuệ, sự tín nhiệm thành sự chắc chắn, và đưa đến giải thoát khỏi mọi đau khổ.

Tỳ khưu Bodhi
(Buddhist Publication Society, Newsletter No. 9, Sri Lanka, 1988)

Bình Anson lược dịch
(Perth, Australia, tháng 7-2006)

-ooOoo-
 
 

Kinh Kalama

(Tăng Chi III.65)

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Thế Tôn du hành trong xứ Kosala, cùng với đại chúng tỳ khưu đi đến thị trấn Kesaputta của bộ tộc Kalama.

Các người Kalama ở Kesaputta được nghe: “Du sĩ Gotama là bậc xuất gia của dòng họ Thích-ca đang du hành trong xứ Kosala, vừa đến Kesaputta. Tiếng đồn tốt đẹp về Ngài Gotama được truyền đi như sau: Ngài là bậc Ứng cúng, Chánh đẳng giác, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế tôn. Ngài giảng Pháp cao diệu, rõ ràng, đầy đủ từ chặng đầu, chặng giữa, cho đến chặng cuối. Ngài tuyên bố đã chứng đắc đạo quả tối thượng bằng chính tuệ giác của Ngài đến toàn thể thế giới của chư thiên và nhân loại. Ngài có đời sống phạm hạnh hoàn toàn tinh khiết. Lành thay, nếu chúng ta được yết kiến một vị Ứng cúng như vậy”.

Rồi các người Kalama ở Kesaputta đến yết kiến Thế Tôn. Sau khi đến, có người đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; có người nói lên những lời chào đón thăm hỏi thân thiện với Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; có người cung kính chắp tay vái chào Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; có người xưng tên họ rồi ngồi xuống một bên; có người im lặng ngồi xuống một bên.

* * *

Sau khi ngồi xuống, các người Kalama ở Kesaputta thưa với Thế Tôn:

– Bạch Ngài, có một số du sĩ, Bà-la-môn, đến Kesaputta. Họ thuyết minh và phát huy giáo lý của mình, nhưng họ bài xích, khinh miệt, chê bai và xuyên tạc giáo lý người khác. Lại có một số du sĩ, Bà-la-môn khác đến Kesaputta, họ cũng thuyết minh và phát huy giáo lý của mình, nhưng họ cũng lại bài xích, khinh miệt, chê bai và xuyên tạc giáo lý người khác. Bạch Ngài, đối với những người ấy, chúng con nghi ngờ phân vân: “Trong những du sĩ, Bà-la-môn này, ai nói đúng sự thật, ai nói không đúng sự thật?”

– Này quý vị Kalama, đương nhiên quý vị có những nghi ngờ, phân vân! Khi có điều đáng nghi ngờ, đương nhiên phân vân khởi lên.

Này quý vị Kalama, đừng tin vì nghe truyền khẩu, đừng tin vì đó là truyền thống, đừng tin vì nghe đồn đại, đừng tin vì được ghi trong kinh điển, đừng tin vì lý luận, đừng tin vì suy diễn, đừng tin vì đã tư duy trên mọi lý lẽ, đừng tin vì dựa theo ý kiến đã được cân nhắc, đừng tin vì vị ấy có vẻ có uy quyền, đừng tin vì nghĩ rằng vị ấy là thầy của mình.

* * *

– “Nhưng này quý vị Kalama, khi nào quý vị tự mình biết rõ: ‘Các pháp này là bất thiện; các pháp này là đáng chê; các pháp này bị người trí chỉ trích; các pháp này nếu được thực hiện và chấp nhận, sẽ đưa đến bất hạnh khổ đau’, quý vị hãy từ bỏ chúng.”

Quý vị nghĩ thế nào? Khi tham lam, sân hận, si mê khởi lên trong tâm người nào, sẽ đem đến lợi lạc hay đau khổ?

– Đem đến đau khổ, bạch Thế Tôn.

– Này quý vị, người nào có tâm tham, tâm sân, tâm si, tâm bị tham sân si chinh phục và xâm chiếm, người ấy sẽ sát sinh, lấy của không cho, tà dâm, nói dối, và khích lệ kẻ khác làm ác như vậy. Do đó, có làm cho người ấy bất hạnh đau khổ lâu dài hay không?

– Thưa có, bạch Thế Tôn.

– Quý vị nghĩ thế nào, các pháp này là thiện hay bất thiện?

– Bất thiện, bạch Thế Tôn.

– Đáng chê hay không đáng chê?

– Đáng chê, bạch Thế Tôn.

– Có tội hay không có tội?

– Có tội, bạch Thế Tôn.

– Bị người trí quở trách hay không bị người trí quở trách?

– Bị người trí quở trách, bạch Thế Tôn.

– Nếu được thực hiện và chấp nhận, có đưa đến bất hạnh đau khổ không? Ở đây, chúng sẽ tác động như thế nào?

– Nếu được thực hiện và chấp nhận, bạch Thế Tôn, chúng sẽ đưa đến bất hạnh, đau khổ. Ở đây, chúng sẽ tác động như thế.

– Như vậy, này quý vị, hãy ghi nhớ điều Ta vừa nói:

“Này quý vị Kalama, đừng tin vì nghe truyền khẩu, đừng tin vì đó là truyền thống, đừng tin vì nghe đồn đại, đừng tin vì được ghi trong kinh điển, đừng tin vì lý luận, đừng tin vì suy diễn, đừng tin vì đã tư duy trên mọi lý lẽ, đừng tin vì dựa theo ý kiến đã được cân nhắc, đừng tin vì vị ấy có vẻ có uy quyền, đừng tin vì nghĩ rằng vị ấy là thầy của mình.

Nhưng này quý vị Kalama, khi nào quý vị tự mình biết rõ: ‘Các pháp này là bất thiện; các pháp này là đáng chê; các pháp này bị người trí chỉ trích; các pháp này nếu được thực hiện và chấp nhận, sẽ đưa đến bất hạnh khổ đau’, quý vị hãy từ bỏ chúng”.

* * *

– “Này quý vị Kalama, đừng tin vì nghe truyền khẩu, đừng tin vì đó là truyền thống, đừng tin vì nghe đồn đại, đừng tin vì được ghi trong kinh điển, đừng tin vì lý luận, đừng tin vì suy diễn, đừng tin vì đã tư duy trên mọi lý lẽ, đừng tin vì dựa theo ý kiến đã được cân nhắc, đừng tin vì vị ấy có vẻ có uy quyền, đừng tin vì nghĩ rằng vị ấy là thầy của mình.

Nhưng này quý vị Kalama, khi nào quý vị tự mình biết rõ: ‘Các pháp này là thiện; các pháp này là đáng khen; các pháp này được người trí ca ngợi; các pháp này nếu được thực hiện và chấp nhận, sẽ đưa đến lợi lạc hạnh phúc’, quý vị hãy đạt đến và an trú”.

Quý vị nghĩ thế nào? Khi tham lam, sân hận, si mê không hiện hữu trong tâm người nào, sẽ đem đến lợi lạc hay đau khổ?

– Đem đến lợi lạc, bạch Thế Tôn.

– Này quý vị, người nào không có tâm tham, không có tâm sân, không có tâm si, không bị tham sân si chinh phục và xâm chiếm, người ấy sẽ không sát sinh, không lấy của không cho, không tà dâm, không nói dối, và không khích lệ kẻ khác làm ác như vậy. Do đó, có làm cho người ấy lợi lạc hạnh phúc lâu dài hay không?

– Thưa có, bạch Thế Tôn.

– Quý vị nghĩ thế nào, các pháp này là thiện hay bất thiện?

– Thiện, bạch Thế Tôn.

– Đáng chê hay không đáng chê?

– Không đáng chê, bạch Thế Tôn.

– Có tội hay không có tội?

– Không có tội, bạch Thế Tôn.

– Bị người trí quở trách hay không bị người trí quở trách?

– Không bị người trí quở trách, bạch Thế Tôn.

– Nếu được thực hiện và chấp nhận, có đưa đến lợi lạc hạnh phúc không? Ở đây, chúng sẽ tác động như thế nào?

– Nếu được thực hiện và chấp nhận, bạch Thế Tôn, chúng sẽ đưa đến lợi lạc hạnh phúc. Ở đây, chúng sẽ tác động như thế.

– “Này quý vị Kalama, đừng tin vì nghe truyền khẩu, đừng tin vì đó là truyền thống, đừng tin vì nghe đồn đại, đừng tin vì được ghi trong kinh điển, đừng tin vì lý luận, đừng tin vì suy diễn, đừng tin vì đã tư duy trên mọi lý lẽ, đừng tin vì dựa theo ý kiến đã được cân nhắc, đừng tin vì vị ấy có vẻ có uy quyền, đừng tin vì nghĩ rằng vị ấy là thầy của mình.

Nhưng này quý vị Kalama, khi nào quý vị tự mình biết rõ: ‘Các pháp này là thiện; các pháp này là đáng khen; các pháp này được người trí ca ngợi; các pháp này nếu được thực hiện và chấp nhận, sẽ đưa đến lợi lạc hạnh phúc’, quý vị hãy đạt đến và an trú”.

* * *

– Này quý vị Kalama, vị Thánh đệ tử ly tham, ly sân, ly si như vậy, vị ấy sống tỉnh giác, chánh niệm, an trú và tỏa rộng tâm Từ bao trùm phương thứ nhất, phương thứ hai, phương thứ ba, phương thứ tư. Cũng như vậy, tỏa khắp mọi nơi, bên trên, phía dưới, ngang dọc, đến tất cả mọi loài chúng sinh trên thế giới, vị ấy an trú với tâm Từ cao quý, rộng lớn, không giới hạn, không oán thù.

Vị Thánh đệ tử ly tham, ly sân, ly si như vậy, vị ấy sống tỉnh giác, chánh niệm, an trú và tỏa rộng tâm Bi bao trùm phương thứ nhất, phương thứ hai, phương thứ ba, phương thứ tư. Cũng như vậy, tỏa khắp mọi nơi, bên trên, phía dưới, ngang dọc, đến tất cả mọi loài chúng sinh trên thế giới, vị ấy an trú với tâm Bi cao quý, rộng lớn, không giới hạn, không oán thù.

Vị Thánh đệ tử ly tham, ly sân, ly si như vậy, vị ấy sống tỉnh giác, chánh niệm, an trú và tỏa rộng tâm Hỷ bao trùm phương thứ nhất, phương thứ hai, phương thứ ba, phương thứ tư. Cũng như vậy, tỏa khắp mọi nơi, bên trên, phía dưới, ngang dọc, đến tất cả mọi loài chúng sinh trên thế giới, vị ấy an trú với tâm Hỷ cao quý, rộng lớn, không giới hạn, không oán thù.

Vị Thánh đệ tử ly tham, ly sân, ly si như vậy, vị ấy sống tỉnh giác, chánh niệm, an trú và tỏa rộng tâm Xả bao trùm phương thứ nhất, phương thứ hai, phương thứ ba, phương thứ tư. Cũng như vậy, tỏa khắp mọi nơi, bên trên, phía dưới, ngang dọc, đến tất cả mọi loài chúng sinh trên thế giới, vị ấy an trú với tâm Xả cao quý, rộng lớn, không giới hạn, không oán thù.

* * *

Vị Thánh đệ tử ấy, này quý vị Kalama, với tâm không oán thù, không ác hại, với tâm thanh tịnh không uế nhiễm như vậy, ngay bây giờ và tại đây, vị ấy đạt được bốn sự an ổn:

i) “Nếu có đời sau, nếu có kết quả dị thục do các nghiệp thiện ác, sau khi thân hoại mạng chung, ta sẽ sinh vào cõi thiện lành”; đây là an ổn thứ nhất vị ấy có được.

ii) “Nếu không có đời sau, nếu không có kết quả dị thục do các nghiệp thiện ác, tại đây và ngay bây giờ, ta vẫn sống tự tại, an lạc, với tâm không oán thù, không ác hại”; đây là an ổn thứ hai vị ấy có được.

iii) “Nếu có quả xấu trổ ra cho người làm nghiệp ác, nhưng ta không tác ý làm điều ác hại cho bất cứ ai; do vậy, làm sao quả xấu đó có thể tác động đến ta?”; đây là an ổn thứ ba vị ấy có được.

iv) “Nếu quả xấu không trổ ra cho người làm nghiệp ác, cũng không tác động gì đến ta, vì tâm ta thanh tịnh và thân ta không làm điều ác”; đây là an ổn thứ tư vị ấy có được.

Vị Thánh đệ tử ấy, này quý vị Kalama, với tâm không oán thù, không ác hại, với tâm thanh tịnh không uế nhiễm như vậy, ngay bây giờ và tại đây, vị ấy đạt được bốn sự an ổn này.

– Sự việc là như vậy, bạch Thế Tôn! Sự việc là như vậy, bạch Thiện Thệ! Vị Thánh đệ tử ấy, bạch Thế Tôn, với tâm không oán thù, không ác hại, với tâm thanh tịnh không uế nhiễm như vậy, ngay bây giờ và tại đây, vị ấy đạt được bốn sự an ổn này.

Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Ngài đã thuyết giảng Chánh Pháp rõ ràng bằng nhiều phương cách, như người dựng đứng những gì bị xô ngã xuống, hay phô bày những gì bị che phủ, hay chỉ đường cho người bị lạc hướng, hay cầm đèn sáng vào trong tối để những ai có mắt có thể thấy tường tận. Nay, chúng con xin quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Kính xin Ngài nhận chúng con làm đệ tử cư sĩ; từ bây giờ cho đến mạng chung, chúng con xin trọn đời quy ngưỡng.

(Bình Anson trích dịch, 07-2006)

-ooOoo-

Tham khảo:

1) “Kinh Kalama”, bản dịch Việt ngữ của Hòa thượng Thích Thiện Châu.

2) “Kinh Kalama (Tăng chi bộ)”, bản dịch Việt ngữ của Hòa thượng Thích Minh Châu.

3) “The Instruction to the Kalamas”, bản dịch Anh ngữ của Bhikkhu Soma.

4) “To the Kalamas”, bản dịch Anh ngữ của Bhikkhu Bodhi.

http://cusi.free.fr/gtk/gtk0054_2.htm

TÁC HẠI CỦA TÂY DU KÝ – Cư sĩ Tuệ Đăng

TÁC HẠI CỦA TÂY DU KÝ
Cư sĩ Tuệ Đăng

 

Có câu hỏi như sau:

“Trong lễ Hồng Danh Sám Hối, chúng tôi niệm danh hiệu “Nam mô Đấu Chiến Thắng Phật”. Theo truyện Tây Du, sau khi cùng với Sư Phụ là thày Huyền Trang sang Tây Trúc thỉnh kinh, ngài Tôn Ngộ Không được phong là Đấu Chiên Thắng Phật. Vậy Đấu Chiến Thắng Phật Tôn Ngộ Không này có phải chính là vị Phật trong kinh Hồng Danh Sám Hối không?”

Đây là một câu hỏi rất đặc biệt. Nhân câu hỏi này, chúng ta sẽ có dịp thảo luận về một đề tài gây nhiều hiểu lầm trải dài nhiều thế kỷ và lan rộng tại nhiều vùng địa danh trên thế giới.

Thật vậy, tác phẩm Tây Du Ký đã được dịch ra nhiều thứ tiếng như Việt ngữ, Nhật ngữ, Thái ngữ, Anh ngữ, Pháp ngữ vân vân … và đã được nhiều đạo diễn dựng thành kịch bản, thành phim điện ảnh, do đó, nội dung Tây Du K‎‎ý đã tạo dấu ấn vào tâm tư của nhiều thế hệ và nhiều tầng lớp người thưởng ngoạn. Vì thế, chúng ta rất nên tìm hiểu coi dấu ấn và ảnh hưởng của cuốn sách này tác động vào tâm tư độc giả là tốt hay xấu và có lợi hay có hại cho người đọc.

Vậy Tây Du Ký là gì?

Đó là tên cuốn truyện do tác giả Ngô Thừa Ân sáng tác, chỉ dựa vào một chi tiết có thật độc nhất là «Tam Tạng pháp sư Huyền Trang được vua nhà Đường nước Trung Hoa cử sang Tây Trúc (tức là Ấn Độ) thỉnh kinh ». Từ chi tiết có thật đó, tác giả đã viết ra một câu chuyện hoàn toàn bịa đặt, hoang đường, xúc phạm sự tôn nghiêm của đức Phật, hạ thấp phẩm cách chư đại đệ tử Phật và nhất là bôi nhọ pháp sư Huyền Trang, khiến cho độc giả mất thiện cảm với giới tu hành nhà Phật, cản trở con đường tìm hiểu và tu tập theo Phật pháp một cách nghiêm túc.

Nếu tác giả dùng thể tiểu thuyết để hư cấu một câu chuyện thì không có gì đáng nói vì độc giả sẽ coi như đó chỉ là cuốn tiểu thuyết giả tưởng để giải trí. Nhưng vì ông dùng thể ký sự và lạm dụng tên nhân vật chính cùng với câu chuyện có thật là “Đường Tam Tạng thỉnh kinh tại Tây Trúc” trong sáng tác của ông, nên đã tạo ấn tượng vào tâm trí độc giả rằng đây là chuyện đã thật sự xảy ra, khiến cho có những người đã dùng cuốn Tây Du K‎‎ý như tài liệu để học tập, thảo luận, thậm chí có người đã viết thành những cuốn sách bình luận, ca ngợi vai trò của những con khỉ Tôn, con heo Trư trong truyện Tây Du, cố tình gán ghép triết l‎‎ý kiểu «gọt chân cho vừa giầy», gán cho cuốn sách những tư tưởng cao siêu một cách hoang đường đề cao hành động của mấy con vật hư cấu trong khi xóa tan công đức cao cả vĩ đại của ngài Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang.

Cũng vì sự xuyên tạc này của cuốn Tây Du Ký và sự suy tôn cuốn sách một cách vô trách nhiệm của một số người khiến đã nảy sinh những hiểu lầm, đưa tới giảm thiểu sự tôn kính Phật tổ Như Lai và chư Đại Đệ Tử, đồng thời cũng hiểu lầm luôn cả giáo lý nhà Phật cùng với lịch sử Phật giáo.

Cũng xin thưa rằng từ ngữ “pháp sư” trong nhà Phật có nghĩa là thày dạy Phật pháp, Tam Tạng Pháp Sư là vị thày thông suốt ba kho sách nhà Phật là Kinh Tạng, Luật Tạng và Luận Tạng, không phải là ông thầy có pháp thuật, bày đàn bát quái cúng kiếng quỷ thần, hô gió gọi mưa. 

Trước hết, xin tóm tắt nội dung cuộc thỉnh kinh trong thực tế, đã được Tam Tạng pháp sư Huyền Trang ghi lại thành bộ sách “Đại Đường Tây Vực Ký“. Bộ sách này được hòa thượng Thích Như Điển dịch ra Việt ngữ, với lời đề tựa như sau:

“Bộ Đại Đường Tây Vực Ký này sở dĩ chúng tôi dịch trước vì nghĩ rằng chính đây là tấm bản đồ đầy đủ nhất, chi ly nhất mà đương thời từ năm 628 đến năm 645 tại Ấn Độ và Trung Hoa chưa có một người nào viết được một bộ Sử Phật Giáo như thế. Đây là kết quả của 17 năm trường mà Ngài Huyền Trang đã ở tại Ấn Độ. Đi đến đâu Ngài cũng ghi lại từ khí hậu, phong thổ cho đến tập quán và nhất là những câu chuyện liên quan đến cuộc đời đức Phật cũng như chư vị Bồ Tát, A La Hán.

Số nước mà Ngài đã đi qua là 110, ngày nay chúng ta có thể gọi là những tiểu bang, vì ngày xưa mỗi một vùng có một ông Vua nhỏ, hoặc tù trưởng đứng đầu. Còn ngày nay, Ấn Độ chỉ còn một nước mà thôi. Chung quanh đó có một số nước, ngoài Ấn Độ như Ba Tư, Kasmir, Tân Cương v.v… là những nước lớn ta có thể kể riêng. Nhưng tựu chung chỉ đi bộ và dùng voi ngựa mà vượt qua được những chặng đường dài gần 50 ngàn dặm ấy thì quả thật thế gian nầy chỉ có một không hai.

Nhờ bản đồ hành hương của Ngài qua truyện Đại Đường Tây Vực Ký này mà những học giả, những nhà Khảo Cổ người Âu Châu mới tìm đến Ấn Độ để xác nhận, tìm kiếm những di tích ấy vào cuối thế kỷ thứ 18 và cho đến nay thì bốn Thánh Địa căn bản của đức Phật từ khi Đản Sinh cho đến khi Thành Đạo, Thuyết Pháp lần đầu tiên và thị tịch Đại Bát Niết Bàn đã rõ ràng. Bây giờ các nhà Khảo Cổ  người Nhật Bản vẫn còn đang tiếp tục tìm kiếm các di tích cũ ngày xưa cách đây trên 2500 năm về trước. Tất cả đều nhờ vào công đức của Ngài Huyền Trang đã vẽ cho chúng ta một tấm bản đồ cách đây 1375 năm. Đây là tấm bản đồ cũ nhất trong tất cả những tấm bản đồ của thế giới hiện nay”.

Trên đây là lời xác nhận của hòa thượng Thích Như Điển về công trình thỉnh kinh của ngài Đường Tam Tạng.

Ngoài ra, trong cuốn “Con Ngựa Già của Đường Tam Tạng“, nhà khảo cổ Vương Hồng Sển cũng viết như sau:

“Thực sự, Tây Du diễn nghĩa là một bộ truyện thần thoại, hầu hết sự kiện, tình tiết đều là bịa đặt.  Nhưng chuyện thầy Trần Huyền Trang (Tam Tạng) đi từ Ðông Ðộ qua thỉnh kinh tại Tây Phương lại là chuyện lịch sử có thật. Trần Huyền Trang là một nhân vật có thật trong lịch sử nhà Ðường. Ông tên thật là Trần Vỹ, sanh vào năm thứ 16 đời Tùy Văn Ðế Dương Kiên (596 sau TL) tại huyện Câu Thi (hiện là Huyện Yêm Sư) Tỉnh Hà Nam. Và chuyện thỉnh kinh Tây Phương cũng là chuyện có thật, đã được chính Huyền Trang thuật lại rất cặn kẽ trong bộ “Ðại Ðường Tây Vực Ký”. Thầy chính là một nhân vật sống đã vào lịch sử một cách vinh quang. Thầy từng làm bề tôi cho vua Ðương Thái Tôn (Lý Thế Dân) là bậc minh quân đem lại hiển vinh cho lịch sử Trung Quốc. 

Sự thực thầy Huyền Trang chỉ đi một mình, cỡi một con ngựa già làm chân. Ông đi và ở suốt 17 năm bên Tây phương, gồm 2 năm đi, 2 năm về và 13 năm ở lại du học tại Ấn Ðộ. Ði từ năm 629 mãi đến năm 645 (thế kỷ thứ 7 sau Tây Lịch) mới về đến thành Trường An (Trung Quốc). Tính ra Huyền Trang đã rời Ðại Ðường đến 17 năm, đi trên năm vạn dặm đường, qua 128 quốc gia lớn nhỏ. Khi về, ông đã mang về:

– 150 viên xá lợi (tinh cốt của Như Lai). 
– 2 tượng Phật gỗ đàn tô ngân cao 4 thước 
– 3 tượng Phật bằng đàn hương : cao 3 thước rưỡi, 2thước 9 và 2 thước 3. 
– 657 bộ kinh 
– cùng một số bảo vật khác nữa, phải dùng voi, lạc đà và 24 ngựa mới chở hết. 

Trong thời gian mười ba năm lưu trú tại Ấn độ, thầy đi viếng hầu hết các di tích của đạo Phật, đặc biệt nhất là thầy ở lại chùa Na Lan Ðà, học đạo trong sáu năm. Tất cả những kinh điển của phái Ðại Thừa, Tiểu Thừa, Kinh Phệ đà (Veda), các sách thuốc, sách thiên văn, địa lý, kỹ thuật v v… đều tập trung tại chùa này. Chùa do pháp sư Giới Hiền chủ trì và pháp sư có đến trên mười ngàn tín đồ theo học đạo. 

Sau sáu năm học tập, thày Huyền Trang trở nên một trong ba người học trò giỏi nhất của vị cao tăng Giới Hiền.

 Chẳng những là một nhà sư đạo đức, thày Huyền Trang còn là một học giả uyên thâm, một nhà du thám kỳ tài, một nhà sử học uyên bác, một nhà địa lý học chơn tài, một nhà ngôn ngữ học xuất chúng, nhất là một nhà phiên dịch giỏi không ai bằng. Lúc còn ở Tây Trúc, đi đến đâu, thầy cũng nghiên cứu kỹ lưỡng tình hình từng địa phương. Khi về Trường An, thầy viết lại thành bộ Ðại Ðường Tây Vực Ký, gồm 12 quyển, trong ấy ghi lại đầy đủ lịch sử, địa lý, phong tục, tập quán v.v. của những nước đã trải qua hoặc từng trú ngụ. Ngày nay, những tài liệu của thầy để lại vẫn còn giúp ích rất nhiều cho các chuyên gia khảo cổ Ấn Ðộ và bất kỳ ai ngày nay cũng công nhận những điều nghe thấy và ghi chép của thầy Huyền Trang rất là đích xác. 

Từ ngày về Trường An, thầy Huyền Trang bắt tay vào công việc phiên dịch. Suốt mười chín năm ròng rã, từ năm 645 đến năm 664, thầy dịch được tất cả 75 bộ kinh, khoảng 1335 quyển từ tiếng Phạn dịch qua Hán tự, bộ Ðạo Đức Kinh và một bản dịch “Ðại Thừa Khởi Tín Luận” từ chữ Hán ra chữ Phạn, cùng để lại cho đời một bộ “Ðại Ðường Tây Vực ký” .

Trưa ngày mồng 5 tháng 2 năm 664, thầy Huyền Trang gác bút nghìn thu tại chùa Ngọc Hoa, thọ 69 tuổi. Ngày 14 tháng 4 thi hài thầy Huyền Trang được an táng tại Bạch Lộc Nguyên. Ngày cử hành tang lễ có đến một triệu người ở Trường An và các vùng lân cận đến để tiễn đưa thầy. Ðám táng xong, có đến ba vạn người cất lều cư tang gần mộ phần. Từ xưa đến nay chưa có vị đế vương nào được ngưỡng mộ sùng bái bằng vị Thánh Tăng có một không hai này”. 

Trên đây là lời xác nhận của học giả Vương Hồng Sển, nhà khảo cổ danh tiếng của miền Nam Việt Nam.

Như thế, câu chuyện ngài Tam Tạng pháp sư Huyền Trang sang Tây Trúc thỉnh kinh đã thật sự xảy ra vào thời đại nhà Đường. Duy chi tiết về công cuộc thỉnh kinh gian khổ thì hoàn toàn khác hẳn với những sự mô tả trong cuốn Tây Du K‎‎ý do Ngô Thừa Ân viết.

Vì vậy, để mọi sự được minh bạch, chúng ta cùng lần giở lại trang sử Phật giáo để tìm ra nội dung chính xác về người thật việc thật, về nhân vật lịch sử Đường Tam Tạng, vị cao tăng đã một mình một ngựa từ kinh đô Tràng An nước Trung Hoa lặn lội vượt qua 50 ngàn dặm đường tới Ấn Độ thỉnh kinh. Sự việc được ghi lại rõ ràng trong cuốn Đại Đường Tây Vực K‎‎ý. Khi đó là vào thế kỷ thứ 7.

Gần một ngàn năm sau, vào khoảng cuối thế kỷ thứ 16, tác giả Ngô Thừa Ân sáng tác cuốn Tây Du K‎ý dựa vào một sự thật độc nhất là pháp sư Huyền Trang sang Ấn Độ thỉnh kinh, ngoài ra, tất cả các chi tiết thí dụ 3 đệ tử là Tôn hành giả, Bát Giới và Sa Tăng cùng các hành vi huyền bí bất thường của họ đều là do tác giả hư cấu.

Chúng tôi xin lược trích ‎‎ý kiến của thày Thích Nhật Từ, chủ biên thư viện điện tử Đạo Phật Ngày Nay như sau:

 “… Theo Tây Du K‎ý‎‎ thì chính Phật Tổ Như Lai và Bồ-tát Quán Thế Âm đã bắt giam Tôn dưới chân núi Ngũ Hành ngót 500 năm dài và cũng chính Phật Tổ Như Lai và Bồ-tát Quán Thế Âm một lần nữa tạo ra 81 nạn cho 4 thầy trò Ðường Tăng, để rồi dẫn đến kết thúc của tác phẩm chẳng có nghĩa lý gì: ‘’Như Lai là người chủ mưu cuộc hối lộ cái “bát vàng” trước khi giao chân kinh có chữ về Ðông Thổ’’.

Trong truyện Tây Du K‎‎ý, Phật Tổ Như Lai chủ mưu cuộc hối lộ bằng cách “ném đá dấu tay,” ra lệnh cho hai tôn giả Ca-diếp và A-nan-đà, những vị thánh tăng hàng đầu trong hàng đệ tử Phật, đòi “quà thông cảm” với bốn thầy trò Ðường Tăng. Ðiều đó đã làm cho ba vị đồ đệ cương trực của Ðường Tăng bất bình. Nhưng vì thấy tôn giả Ca-diếp và A-nan-đà “xuống nước nhỏ” (nhưng thật chất là đánh lừa), cả ba vị đã hỷ xả mà không làm lớn chuyện! Bốn thầy trò tưởng mọi việc êm xuôi, hớn hở đem kinh về. Gần về đến Ðại Ðường thì bổng đâu chim Ðại Bàng của Phật Di-lặc cướp bay lên không, rồi sau đó bỏ xuống đất. Lúc đó, thầy trò Ðường Tăng mới vỡ lẽ ra là kinh mà họ khổ công mang về là “kinh vô tự.”

Cái gút “kinh vô tự và kinh hữu tự” mà tác giả dựng lên không mang dụng ý thiền học như nhiều người đã cố tình lý giải. Thật ra, nó nhằm tạo ra thái độ căm phẫn của độc giả đối với đức Phật và Bồ-tát, thông qua đó, bôi bác, xuyên tạc Phật giáo. Tôi cho rằng Ngô Thừa Ân đã xúc phạm một cách trịch thượng đến đức Phật, các vị Bồ-tát và các vị thánh tăng. Những điều gì mà đức Phật khuyên người ta nên từ bỏ, xa lìa thì Ngô Thừa Ân lại đem những cái đó gán lên đức Phật”.

Trên đây là ý kiến của thày Thích Nhật Từ, chủ biên thư viện điện tử Đạo Phật Ngày Nay.   

Như chúng ta đã biết, đạo Phật xuất hiện trên đời khởi nguồn từ sự giác ngộ thực tại của đức Phật. Ngay sau khi bừng tỉnh, Ngài trực nhận ra rằng : ‘’Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh và đều có khả năng giác ngộ như Ngài’’. Từ đó cho tới suốt gần 50 năm, đến tận ngày cuối cùng trước khi nhập Niết Bàn, Ngài đã tận tụy đi khắp nơi để truyền dạy giáo pháp, với nguyện vọng là ‘’Mọi chúng sinh đều được giác ngộ giải thoát, đều thành Phật như Ngài.’’

Tuy nhiên, kinh nghiệm chứng đắc của Ngài là do thực tập, không phải là l‎ý‎ thuyết suông mà đạt được, cho nên nếu ai chưa từng hành trì các pháp môn tu thì sẽ thấy rất khó hiểu.

Vì thế, nhà Phật tạm thời phân sự tu tập thành 2 giai đoạn, giai đoạn thứ nhất là ‘’Không làm điều xấu ác’’ ‘’Siêng làm đều tốt lành’’. Giai đoạn tu này để chuyển hóa nghiệp xấu thành nghiệp tốt, cùng với các tôn giáo và các nền giáo dục tạo dựng một xã hội lành mạnh, bớt khổ đau, tạo cơ duyên lành cho sự tu giải thoát sau này.

Sau đó, qua giai đoạn thứ nhì là ‘’Tự thanh tịnh tâm ‎‎ý’’. Đây là lúc hành giả buông xả hết tất cả mọi bám víu vào thế gian để tiến tới giác ngộ giải thoát như đức Phật.

Hai giai đoạn tu này thuộc về hai chân l‎‎ý, là đối với chân lý quy ước, có phải trái, hay dở, tốt xấu tương đối với nhau thì ‘’chuyển hóa từ xấu thành tốt’’. Nhưng qua giai đoạn “Tự thanh tịnh tâm ‎ý‎” là giai đoạn vượt lên trên cả sự phân biệt tốt xấu, thánh phàm, hay dở, tiêu dung Tham Sân Si, gọi là cảnh giới Bất Nhị, tạm gọi là Chân L‎‎ý Tuyệt Đối, là giai đoạn tu xuất thế gian, mới chính là bản hoài của đức Phật mong mỏi cho chúng sinh đạt tới.

 Như thế, hai giai đoạn tu hành rất rõ ràng. Tuy nhiên, nếu không đi sâu vào giáo l‎‎ý và hành trì của nhà Phật thì người ta có thể hiểu lầm, thí dụ cho rằng đạo Phật là “thế lưỡng phân”, hoặc cho là “đạo Phật thì phải phá chấp”. Truyền bá sự hiểu lầm như vậy sẽ gây hoang mang cho quần chúng độc giả, khiến cho có những người luôn luôn chép miệng phê phán “chấp quá, chấp quá”, cho là phải vứt bỏ những quy luật sống của xã hội thì mới là “sống Thiền”. Đó là một sự lầm lẫn rất đáng tiếc.

Thực tế, hai giai đoạn tu này có những mục tiêu khác nhau và đường lối tu cũng khác nhau, tạm ví như người họa sĩ khi mới tập vẽ cũng phải dùng thước đo để tạo ra những hình ảnh đầu tiên. Nhưng khi đã qua giai đoạn sơ đẳng, họ phải buông thước, hoàn toàn phóng bút theo cảm quan, hai giai đoạn đó không thể lẫn lộn. Hoặc em bé chưa biết đi thì phải theo quy luật, dùng xe tập đi giúp em đứng vững, khi biết đi rồi thì bỏ xe. Chưa biết đi mà bỏ xe thì em bé sẽ té ngã.

Người tu hành trong giai đoạn chuyển xấu thành tốt thì phải nghiêm chỉnh tuân theo giới luật.

 Khi đã qua giai đoạn buông xả được mọi chấp trước Tham Sân Si thì mới có thể phá chấp, tự tại trong cảnh giới Bất Nhị. Đó là lúc vượt lên trên mọi quan điểm về Thánh Phàm, là lúc ‘’Ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt’’ (chấm dứt nói năng, nơi tâm suy nghĩ ngưng bặt).

Ở trên, chúng ta đã đọc những lời minh xác của các bậc tôn túc về con người và hành trạng của vị cao tăng là Đường Tam Tạng, ai cũng đã thấy rõ con người ấy hoàn toàn không giống chút nào với Đường Tam Tạng trong Tây Du K‎ý. Và trên thực tế, không hề có 3 đệ tử là Tôn hành giả, Bát Giới và Sa Tăng đi cùng, mà là ngài đi thỉnh kinh một mình.

Thế nhưng trong Tây Du K‎‎ý, Ngô Thừa Ân đã bôi nhọ hình ảnh vị cao tăng, thí dụ để cho tên đồ đệ hư cấu là con khỉ mắng vị Tam Tạng pháp sư (người thông suốt 3 kho Kinh, Luật và Luận)  rằng ‘’ngay đến bài kinh Bát Nhã có 270 chữ nói rằng vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý mà thầy cũng không nhớ’’, hoặc đưa ra hình ảnh Đường Tam Tạng rất tàn ác, đã dối trá để đánh lừa Tôn hành giả đội chiếc mũ có vòng kim cô rồi sau đó thường nghe lời gièm pha của Trư Bát Giới mà đọc “khẩn cô nhi chú” siết vòng kim cô vào đầu tên đệ tử tận tụy là Tôn hành giả khiến cho hắn đau đớn rên siết lăn lộn kinh hoàng… vân.. vân…          

Đến đây, chúng ta đã thấy tất cả câu chuyện Tây Du K‎ý và các nhân vật như Tôn hành giả, Bát Giới, Sa Tăng là hoàn toàn bịa đặt, hoang đường, không có trong thực tế.

Cũng xin thưa rằng câu “Nam Mô Đấu Chiến Thắng Phật” trong Hồng Danh Sám Hối là trích từ kinh Đại Bảo Tích, tôn xưng đức tu hành chân chính, chiến thắng được Tham Sân Si của bản thân, phá trừ được Ngã Chấp, thoát được mọi khổ não trong biển sinh tử, không liên hệ gì tới con khỉ trong câu chuyện bịa đặt Tây Du K‎ý do Ngô Thừa Ân sáng tác.

Nhà Phật không kêu gọi hành giả tu Phật chiến đấu với mọi người hoặc mọi thế lực bên ngoài mà phải luôn luôn thức tỉnh, tự thanh lọc tam độc Tham Sân Si, tự chiến đấu với bản thân để tiêu dung Bản Ngã, hóa giải lòng vị kỷ, sự thù hận và si mê.

Hoàn tất quá trình tu chứng đó là trở thành Đấu Chiến Thắng Phật.

Tuệ Đăng

Bài viết liên quan đến chủ đề:
ĐẠI ĐƯỜNG TÂY VỨC KÝ – Pháp sư Huyền Trang – Thích Như Điển dịch
KẾT THÚC CỦA “TÂY DU KÝ” SỰ CHỐNG LẠI ĐẠO ĐỨC – Thích Nhật Từ

PHÁP NGỮ CỦA THIỀN SƯ HƯ VÂN  – Tỳ kheo Thích Hằng Đạt dịch PHẦN V

Post Navigation